SMART FORM, giải pháp thông minh lần đầu tiên đến Việt Nam

Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV phát biểu về xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại phiên thảo luận sáng 6/12/2017
Tiến sỹ Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng ngân hàng BIDV phát biểu về xu hướng chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính tại phiên thảo luận sáng 6/12/2017
Tại Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017,  SMART FORM - sản phẩm giao tiếp đa kênh thông minh, phục vụ ngân hàng bán lẻ, giúp tiết kiệm 80% thời gian giao dịch, lần đầu tiên được giới thiệu tới Việt Nam.

Trong 2 ngày mùng 5 và 6/12/2017, tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 với chủ đề “Tương lai ngân hàng bán lẻ và dịch vụ thanh toán trong thời kỳ Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4”.

Chương trình do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) đồng tổ chức.

Theo ban tổ chức, xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và số hóa trong dịch vụ ngân hàng cá nhân cùng sự trưởng thành của các đơn vị Fintech tại thị trường Việt Nam đang đặt các ngân hàng trước những cơ hội cũng như thách thức lớn của Công nghiệp 4.0.

Theo “Báo cáo về Dịch vụ Ngân hàng: Hành vi sử dụng của người dùng & Xu hướng tại Việt Nam” khảo sát bởi Tập đoàn Dữ liệu quốc tế (IDG Vietnam) năm 2017, các giải pháp về ngân hàng điện tử (e-banking) đang ngày càng được sử dụng phổ biến hơn và được đánh giá cao về tính tiện lợi và tiết kiệm thời gian, với 81% người dùng sử dụng các giải pháp e-banking so với 21% theo khảo sát năm 2015.

Bên cạnh đó, các giải pháp e-banking tại Việt Nam vẫn còn những nhược điểm như phí giao dịch cao, lỗi giao diện còn xảy ra khá thường xuyên và dịch vụ chăm sóc khách hàng dành cho các giao dịch ngân hàng trực tuyến vẫn chưa thực sự làm hài lòng khách hàng. Các giải pháp Fintech cũng đang ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam bởi tính tiện lợi và các giải pháp bảo mật hiện đại.

Trong bối cảnh đó, Diễn đàn Ngân hàng bán lẻ Việt Nam 2017 kết nối các lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực ngân hàng và công nghệ nhằm thảo luận về xu hướng phát triển của khối ngân hàng bán lẻ trong thời kỳ CMCN lần thứ 4, đồng thời trình bày và cập nhật những giải pháp công nghệ mới nhất tại Việt Nam và trên thế giới ứng dụng cho khối ngân hàng bán lẻ với hơn 20 diễn giả là lãnh đạo, chuyên gia cấp cao từ Singapore, Anh, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam.

Sự kiện bao gồm Phiên báo cáo chính, 2 Phiên Chuyên đề chuyên sâu và Triển lãm công nghệ cùng Lễ trao giải Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2017 (Vietnam Outstanding Banking Awards).

Ngoài các chuyên đề hội thảo, khu vực triển lãm công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ sẽ giới thiệu các ứng dụng công nghệ và sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại với các gian hàng công nghệ từ Hoa Kỳ, Anh, CH Séc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Việt Nam. Một số công nghệ nổi bật: Dữ liệu lớn, Trí tuệ nhân tạo, IoT, Điện toán Đám mây, Blockchain, Kho dữ liệu trung tâm, Quản trị dữ liệu, Công nghệ thực tế Ảo, Quản trị rủi ro hoạt động; Quản trị rủi ro tín dụng, Bảo mật hệ thống,...

Đến với diễn đàn lần này, công ty Hyperlogy muốn nhấn mạnh đến SMART FORM - sản phẩm giao tiếp đa kênh (tại quầy, trực tuyến qua mạng, kết nối với các Fintech,....) phục vụ ngân hàng bán lẻ, giúp tiết kiệm 80% thời gian giao dịch.  Sản phẩm này hiện đang được triển khai rộng rãi tại Ngân hàng Quân đội.

Ngoài ra Hyperlogy cũng giới thiệu giải pháp ứng dụng Machine Learning (một dạng của trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence) trong các hoạt động ngân hàng như: Xếp hạng tín dụng (Credit Scoring), Phân tích rủi ro (Risk Analytics), Phát hiện gian lận (Fraud Detection), Bán chéo (Credit Card Cross-Sell), Phân đoạn Khách hàng (Customer Segmentation),…

Công ty Hyperlogy cũng tài trợ cho diễn đàn này và tổ chức giới thiệu các giải pháp phục vụ ngành ngân hàng tại sự kiện.

MỚI - NÓNG
Một nhân viên của Ukrainian Armor chuẩn bị đặt súng cối vào hộp tại khu nhà xưởng không được công khai vị trí. (Ảnh: Reuter)
Ngành vũ khí nội địa Ukraine kêu khó đủ đường
TPO - Hàng trăm doanh nghiệp sản xuất vũ khí và thiết bị quân sự đã mọc lên ở Ukraine kể từ khi cuộc xung đột với Nga nổ ra, nhưng nhiều doanh nghiệp trong số đó đang chật vật vì thiếu tiền và tất cả đều lo sợ sẽ trở thành mục tiêu của tên lửa Nga.