Sở hữu chéo, mảng tối trên thị trường tài chính

Sở hữu chéo, mảng tối trên thị trường tài chính
TP - Theo Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn, sở hữu chéo đang tạo ra những mảng tối trên thị trường tài chính Việt Nam. Đây cũng là vấn đề gai góc nhất khi xử lý nợ xấu, tái cơ cấu ngành ngân hàng.

> ‘Hoa mắt’ với ma trận đầu tư chéo tại Việt Nam
> Nhà băng Việt 'gặp khốn' vì sở hữu chéo, quản trị tồi

Đại diện thường trú IMF tại Việt Nam, ông Sanjay Kalra cho rằng, đang có sự liên hệ chằng chịt giữa các ngân hàng (NH) trong nước và các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Có tình trạng NH bỏ tiền mua lại cổ phần của nhau. Cách đầu tư chéo này khiến tổng vốn (đầu tư) là ảo, không đúng với bản chất vốn của 2 NH, khiến cơ quan quản lý khó quản được hoạt động của các đơn vị. Mối quan hệ sẽ càng phức tạp hơn khi vốn từ NH được rót vào các công ty chứng khoán và các định chế tài chính khác.

TS Nguyễn Xuân Thành, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Việt Nam, cho rằng, cơ cấu sở hữu chéo hiện nay giúp các tổ chức tài chính, cụ thể là các NH lách các quy định về đảm bảo hoạt động an toàn, nếu không muốn nói đã làm vô hiệu hóa các quy định này.

Điều này dễ nhận thấy qua việc có NH sở hữu NH thông qua các công ty chứng khoán hoặc dùng các công ty chứng khoán, quỹ đầu tư (có quyền kiểm soát) để sở hữu các NH khác. Trường hợp này có thể thấy tại Sacombank, Eximbank, ACB và Phương Nam.

Điểm phức tạp trong vấn đề nợ xấu của hệ thống NH hiện nay: Hầu hết các tập đoàn, tổng công ty đều có sở hữu (trong các NH). Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp nhà nước nắm tỷ trọng góp vốn lớn, nhưng lại không có vai trò chi phối (thay vào đó là các nhóm nhà đầu tư lớn hoặc nhóm cổ đông lớn).

Các nhóm cổ đông lớn này khi nắm quyền kiểm soát lại dùng vốn của nhà nước làm đòn bẩy trong việc kiểm soát NH khác hoặc cấp vốn cho các doanh nghiệp có liên quan.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG