SSI: Khó giảm lãi suất vì sức ép tỷ giá USD tăng

Với lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát trong nước, sẽ rất khó để giảm lãi suất.
Với lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát trong nước, sẽ rất khó để giảm lãi suất.
TPO - Công ty chứng khoán Sài Gòn vừa phát hành bản nghiên cứu mang tên “Câu chuyện 2017”. SSI đã khái quát hoá bức tranh kinh tế của Việt Nam, cơ hội và khó khăn về dòng vốn, tiền tệ và thị trường chứng khoán năm 2017.

Theo phân tích của nhóm tư vấn SSI, thu hút FDI năm nay sẽ gặp khó khăn hơn. Nếu như FDI đã từng là cứu cánh cho tăng trưởng 2013, 2014 nhưng sau các dự án FDI tầm cỡ của Samsung, LG, Intel, sự cố môi trường Formosa và TPP bị trì hoãn, việc thu hút các dự án FDI cỡ lớn sẽ khó khăn.

“Chính sách thu hút FDI mới như thiết lập đặc khu kinh tế, mở rộng dự án hạ tầng cho nhà đầu tư nước ngoài … cần nhiều thời gian nên sẽ chưa mang lại giá trị rõ rệt cho năm 2017,” SSI viết.  

Với chính sách tiền tệ, nhóm nghiên cứu khẳng định: với lãi suất USD tăng và áp lực lạm phát trong nước, sẽ rất khó để giảm lãi suất. Nới lỏng tiền tệ trong quá khứ đều gây ra lạm phát, bong bóng tài sản, nhập siêu và bất ổn tỷ giá. 

“Năm 2017 cần duy trì chính sách tiền tệ cân bằng, trong đó tăng trưởng tín dụng cân bằng với tăng trưởng huy động và cung tiền dựa trên nền tảng cán cân thanh toán tổng thể dương. Tín dụng cần được tập trung cho các ngành sản xuất có sức lan tỏa và tỷ lệ nội địa hóa cao như nông nghiệp”, SSI khẳng định.

Bức tranh kinh tế còn gặp khó nào nữa? Theo SSI, thâm hụt ngân sách và lãi suất tăng làm nới lỏng tài khóa dường như là nhiệm vụ bất khả thi. Tuy vậy vẫn có 1 số lối thoát. Trước mắt đó là việc thoái vốn tại các doanh nghiệp nhà nước, ưu tiên thoái vốn cho nhà đầu tư nước ngoài và nguồn tiền thu được sẽ tập trung vào đầu tư cơ sở hạ tầng.

Nhóm nghiên cứu cũng lưu ý, việc bán vốn cho nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp tăng nguồn cung ngoại tệ, cải thiện cán cân thanh toán. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng sẽ mang lại giá trị lan tỏa cao do mọi thành phần kinh tế đều hưởng lợi. Tái cơ cấu đầu tư công là 1 trong 3 trọng tâm tái cơ cấu nhưng diễn ra chậm nhất. Dẫu vậy với quyết tâm mới của chính phủ, có hy vọng việc sử dụng nguồn vốn ngân sách sẽ hiệu quả hơn

Liên quan đến thị trường chứng khoán (TTCK), với nhiều doanh nghiệp lớn lên niêm yết trong khi nhà đầu tư nước ngoài giảm mua, thị trường có lý do để lo lắng về cán cân cung cầu. Tuy nhiên từ các con số và phân tích, theo nhóm nghiên cứu nguồn nội lực tiềm tàng vẫn còn rất lớn và hoàn toàn có đủ sức hấp thụ nguồn cung gia tăng.

“Việc phát triển TTCK theo các chuẩn mực quốc tế, cụ thể là tiêu chuẩn nâng hạng lên thị trường mới nổi (emerging market) sẽ không chỉ giúp thu hút được nguồn ngoại lực rất lớn mà còn là lộ trình để có một TTCK lành mạnh và bền vững.”- SSI khẳng định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.