Sữa đồng loạt tăng giá

Sữa đồng loạt tăng giá
TP - Từ đầu năm 2010, các hãng sữa ngoại đồng loạt tăng giá trên dưới 10%. Đây là điều đã được cảnh báo từ trước, bởi cứ mỗi dịp năm mới là các hãng sữa lại thay giá mới.

>> Ma trận giá sữa: Loay hoay tìm cách quản

Sữa đồng loạt tăng giá ảnh 1
Nhà quản lý lại đứng nhìn sữa tăng giá - Ảnh: Phạm Yên

Tăng đến 10%

Sau một thời gian im lặng chờ đợi, đến đầu tháng 1-2010, các hãng sữa ngoại đồng loạt điều chỉnh giá bán các dòng sản phẩm của mình với lý do tỷ giá giữa Việt Nam đồng và USD biến động.

Tăng khá mạnh là các sản phẩm của hãng Abbott. Nhà phân phối độc quyền của Abbott tại Việt Nam là Cty TNHH Dược phẩm 3A đã chính thức thông báo từ 9-1-2010, tất cả hơn 10 dòng sản phẩm của Abbott đều tăng giá trung bình 7,4%.

Hiện nay Abbott đang chiếm thị phần khá lớn ở các dòng sản phẩm như sữa cho bà bầu, bệnh nhân tiểu đường, trẻ em… Mức giá sữa của Abbott đang khá cao so với các hãng sữa khác.

Ông Trần Quốc Huân, Giám đốc tiếp thị thương mại, Cty FrieslandCampina Vietnam cũng cho biết, các sản phẩm của công ty như sữa bột, sữa nước Dutch Lady sẽ tăng trung bình từ 5 đến dưới 10%. Riêng sản phẩm sữa Friso không điều chỉnh giá.

Thực tế sữa Friso của hãng này hiện đã ở mức rất cao, ngang với sữa nhập ngoại từ châu Âu.

Điều đáng nói là nhà sản xuất chỉ mới rục rịch tăng giá thì các đại lý, cửa hàng bán lẻ đã tăng giá đón đầu. Một số cửa hàng còn tăng giá sữa Friso mặc dù đại diện hãng này khẳng định không điều chỉnh dòng sản phẩm này. 

Sữa đồng loạt tăng giá ảnh 2
Sữa Dutch Lady tiếp tục tăng giá - Ảnh: Phạm Yên

Theo thông báo từ Cty TNHH Tiên Tiến, nhà phân phối chính thức sữa Mead Johnson tại Việt Nam, mức tăng của các sản phẩm này từ  7- 9%.

Đáng lưu ý là Mead Johnson chính là hãng sữa vừa bị Thanh tra Bộ Tài chính chỉ rõ là có mức giá sữa quá cao do chi phí quảng cáo, tiếp thị vượt trần 10% chi phí doanh nghiệp.

Cty này dẫn khảo sát media của Cty nghiên cứu thị trường TNS cho thấy, ước tính chi phí đầu tư cho truyền thông từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2009 đối với riêng thị trường sữa bột như sau: Dutch Lady + Friesland chi 5,3 triệu USD; Abbott, Dumex, Mead Johnson chi khoảng 2- 2,6 triệu USD.

Đã không đồng ý với đề nghị giảm giá của Đoàn Thanh tra Bộ Tài Chính, Mead Johnson còn tiếp tục tăng giá sữa trong năm 2010. Phải chăng đây là lời thách đố với cơ quan quản lý nhà nước?

“Chúng tôi không nắm được”

Đây là lời than thở mà chúng tôi nhận được từ ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục phó Cục Quản lý giá - Bộ Tài chính khi được hỏi về thông tin các hãng sữa ngoại tiếp tục tăng giá.

Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp sữa không phải đăng ký giá. Do vậy, cơ quan nhà nước không thể biết doanh nghiệp tăng giá bao nhiêu, khi nào. Cục Quản lý giá cũng chỉ biết thông tin tăng giá sữa qua báo chí.

Giải pháp mà ông Tuấn đưa ra vẫn là sửa đổi thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 170/2003/NĐ-CP và Nghị định số 75/2008/NĐ-CP (nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá). Dự thảo thông tư này đã được đưa lên mạng của Bộ Tài chính để lấy ý kiến đóng góp.

Ông Tuấn cho biết, ý kiến từ các địa phương đều đồng ý đưa sữa vào diện mặt hàng bình ổn giá. Theo dự thảo thông tư, các doanh nghiệp phải trình phương án giá bao gồm:  Giá nhập khẩu; Thuế nhập khẩu; Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có); Chi phí bằng tiền khác; Giá vốn nhập khẩu; Lợi nhuận dự kiến; Giá bán dự kiến, để cơ quan nhà nước thẩm định.

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận là phương án này cũng không thể kiểm soát được việc gửi giá từ bên ngoài. Nếu sữa bị làm giá từ bên ngoài trước khi nhập khẩu vào Việt Nam thì việc yêu cầu doanh nghiệp kê khai giá cũng không giải quyết được vấn đề.

“Muốn kiểm soát được việc gửi giá thì cần một biện pháp tổng hợp mà mình Cục Quản lý giá không thể làm được. Chúng tôi đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị hỗ trợ thông tin về giá sữa từ một số nước trên thế giới nhưng gần một tháng qua chưa nhận được câu trả lời. Hỏi văn phòng bộ thì được biết văn bản đã được chuyển xuống các cục, vụ liên quan.” - Ông Tuấn nói.  

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.