Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển

Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển
Với những chuyển biến mạnh mẽ trong nền kinh tế, cũng như những mục tiêu phát triển tiếp theo trong thời gian tới. Mục tiêu sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp lần này nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Việc sửa đổi này giúp doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển bình đẳng với doanh nghiệp nước ngoài. Đây chính là quan điểm mà TS Phan Đức Hiếu, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW đưa ra trong bài phỏng vấn sau đây.

Trước tiên xin cảm ơn TS Phan Đức Hiếu đã nhận lời tham gia bài phỏng vấn. Thưa ông Hiếu, xin ông cho biết mục tiêu của Chính phủ trong việc yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Dự thảo Luật sửa đổi Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp lần này là gì?

Điều đó sẽ giải phóng cho các doanh nghiệp, sẽ đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp tốt hơn. Và quan trọng hơn là có thể đảm bảo cho doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các cơ hội của thị trường. Hiện nay thì các thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp không chỉ là vấn đề tiền bạc, không chỉ là vấn đề thời gian mà chính là vấn đề cơ hội kinh doanh. Mà trong thời đại mà kinh doanh nó thay đổi nhanh như thế này, trong thời đại kỷ nguyên số, chậm một giờ, một ngày có thể mất cơ hội kinh doanh. Nếu mà thủ tục hành chính quá phức tạp, nó không tiên liệu được thực sự là một sự cản trở rất lớn tới sự phát triển của doanh nghiệp. Cho nên cái việc giải phóng cho doanh nghiệp khỏi 22 lĩnh vực điều kiện kinh doanh có điều kiện, và kèm theo là hàng ngàn các thủ tục hành chính cũng như chi phí về thời gian và chi phí cho doanh nghiệp thì sẽ tạo nên một cái động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp trong những ngành nghề mà đã được rỡ bỏ những rào cản đó.

 Nội dung cụ thể của lần sửa đổi này sẽ hướng trọng tâm vào vấn đề gì thưa ông?

Thì có hai điểm rất là quan trọng mà hai bộ luật này phải coi là hai điểm đột phá, hai yêu cầu cốt lõi để sửa đổi. Thứ nhất đối với luật doanh nghiệp là cần chính thức hóa trên 5 triệu hộ kinh doanh, và coi hộ kinh doanh là một loại hình doanh nghiệp đưa chính thức vào trong luật. Để từ đó định hình cho các cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển khu vực này. Vì khu vực này đang là khu vực đóng góp lớn nhất trong khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam. Và điểm thứ hai chính là luật đầu tư.

Mặc dù trong việc thu hút đầu tư trong những năm qua chúng ta đã tạo nên những kỳ tích trong phát triển nhưng bộ phận FDI hiện nay vẫn chưa thực sự trở thành một bộ phận hữu cơ gắn kết với khu vực kinh tế trong nước của chúng ta. Chưa thực sự tạo điều kiện cho khu vực kinh tế trong nước phát triển song hành với khu vực này, và hiệu quả đầu tư nước ngoài trong một số lĩnh vực là không cao. Và rất nhiều cơ hội đầu tư kinh doanh mà doanh  nghiệp trong nước hoàn toàn có thể làm được thì doanh nghiệp trong nước lại chưa được tạo điều kiện mà các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã nắm giữ.

Vì thế cho nên yêu cầu mới của chúng ta là phải định hướng lại quá trình thu hút đầu tư nước ngoài, tập trung vào những lĩnh vực có giá trị gia tăng cao, có công nghệ cao và có sức lan tỏa lớn. Đây là yêu cầu rất quan trọng của dòng đầu tư mới từ FDI. Và các nội dung này cần phải đưa vào trong Luật đâu tư mới đây để định hướng dòng vốn đầu tư lớn của FDI. Và đặc biệt là để khuyến khích thúc đẩy, khuyến khích phát triển của khu vực kinh tế tư nhân trong nước và sự phát triển của các doanh nghiệp dân tộc.

Sửa Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp cơ hội để doanh nghiệp Việt phát triển ảnh 1  

Vậy nếu phân tích cụ thể ở từng điều kiện được sửa đổi hay cắt giảm trong dự thảo Luật sửa đổi hai luật đầu tư và doanh nghiệp nếu được QH thông qua sẽ tác động như thế nào tới doanh nghiệp ạ?

Thật ra với kinh nghiệm của tôi thì tôi cho rằng là trong lịch sử mỗi lần sửa đổi Luật doanh nghiệp hay Luật đầu tư nó đều tạo ra một tác động tích cực và đấy cũng là một kỳ vọng rất lớn của xã hội. Cho nên tôi mong muốn lần này sửa luật doanh nghiệp và luật đầu tư thì cũng phải đặt được trong một kỳ vọng rất lớn, có nghĩa là nó phải tạo ra một cú hích hay sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội chứ chúng ta không nên đặt một cái kỳ vọng ở mức độ mà ta tạm gọi là một số những vấn đề nho nhỏ hay một số sự xung đột. Mà ta đặt một kỳ vọng là hiện thực hóa cái quyền tự do kinh doanh. Và tác động của sự sửa đổi phải là sự thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát triển của doanh nghiệp.

Chính vì vậy mà lần này tôi cũng kỳ vọng là ngoài việc sửa đổi luật thì cần phải thay đổi căn bản theo hướng hiện đại hóa việc thực hiện các thủ tục hành chính còn lại. Thì như vậy việc tác động ở đây của Luật mới gọi là tác động kép. Còn nếu chúng ta chỉ sửa được luật còn thực tế thực hiện lại có chiều hướng ngược lại hoặc cũng chỉ bằng luật thì tác động của nó cũng sẽ bị hạn chế đi rất nhiều.

Xin cảm ơn Ông! 

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.