Sức lan tỏa của vùng GAHP tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa

Sức lan tỏa của vùng GAHP tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
Chúng tôi đến khu trang trại chăn nuôi xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương vào dịp cuối năm. Mặc dù là thời điểm cuối năm, chuồng nuôi của hộ nào cũng đông đúc con nuôi để chờ xuất chuồng vào dịp Tết Nguyên Đán, thế nhưng nơi đây lại không hề có mùi xú uế như những khu chăn nuôi khác. Trao đổi với một số hộ chăn nuôi, chúng tôi được biết: Sở dĩ khu trang trại chăn nuôi tập trung của xã có được “tầm vóc” như ngày hôm nay là nhờ sự lan tỏa của dự án LIFSAP.

Nhớ lại trước đây, việc chăn nuôi lợn của các hộ dân trên địa bàn xã Quảng Phong chủ yếu được nuôi theo hình thức tự phát, nhỏ lẻ, manh mún, việc chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nguồn giống không bảo đảm, con nuôi không được tiêm vác xin phòng bệnh, nên thường xuyên bị bệnh, hiệu quả kinh tế không cao, môi trường thường xuyên bị ô nhiễm. Tuy nhiên, từ khi vùng GAHP (thuộc dự án LIFSAP) được triển khai thực hiện trên địa bàn xã, công tác phát triển chăn nuôi của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Ông Mai Đình Hinh, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phong, huyện Quảng Xương cho biết: năm 2010, Quảng Phong được lựa chọn để tham gia thực hiện dự án vúng GAHP thuộc dự án LIFSAP. Tham gia dự án, các hộ chăn nuôi của xã được tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình chăn nuôi. Nhờ đó, ngành chăn nuôi của xã nhà phát triển mạnh, bền vững, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm hầu như không còn xuất hiện, thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, đời sống người dân được bản đảm. Từ hiệu quả thiết thực đem lại, nên vùng GAHP ngày càng được mở rộng, từ 25 hộ tham gia ban đầu, đến nay toàn xã đã có gần 300 hộ tham gia, chiếm 80% số hộ chăn nuôi trong xã.

Từ hiệu quả thiết thực mà vùng GAHP đã và đang đem lại cho các hộ chăn nuôi tại xã Quảng Phong, nên mô hình đã được lan tỏa đến nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện. Đến nay, vùng GAHP đã được nhân rộng ra 4 xã trên địa bàn huyện Quảng Xương, gồm: Quảng Hòa, Quảng Ngọc, Quảng Văn, Quảng Long, với tổng số hộ tham gia lên tới 366 hộ.

Sức lan tỏa của vùng GAHP tại huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa ảnh 1

Không chỉ riêng đối với huyện Quảng Xương, mà tại nhiều địa phương được triển khai thực hiện vùng GAHP đều đã và đnag đem lại hiệu quả thiết thực và có sức lan tỏa lớn. Từ năm 2010 đến nay, Dự án LIFSAP Thanh Hóa đã thiết lập được 5 vùng chăn nuôi ưu tiên tại 25 xã thuộc 5 huyện gồm: Định Tường, Yên Thọ, Định Tăng, Yên Phú, Yên Thịnh (Yên Định); Nông Trường, Minh Sơn, Vân Sơn, Tiến Nông, Triệu Thành (Triệu Sơn); Xuân Thành, Thọ Nguyên, Xuân Hòa, Xuân Giang, Xuân Phong (Thọ Xuân); Hoằng Thắng, Hoằng Phượng, Hoằng Châu, Hoằng Phong, Hằng Qùy (Hoằng Hóa); Quảng Phong, Quảng Hòa, Quảng Văn, Quảng Ngọc, Quảng Long (Quảng Xương), với tổng số hộ tham gia vùng GAHP lên tới 1.863 hộ.

Khảo sát thực tế hoạt động của vùng GAHP tại các địa phương được thiết lập cho thấy: Dự án được triển khai đã có nhiều chuyển biến đáng kể trong phát triển chăn nuôi. Đàn vật nuôi được kiểm soát chặt từ khâu chọn giống, thức ăn, nước uống, dịch vụ thú y, ghi chép nhật ký tăng trưởng, đến xuất bán sản phẩm, hạch toán kinh tế....Bên cạnh đó, góp phần làm thay đổi nhận thức và hành người chăn nuôi, nhất là những hộ là thành viên tham gia, mà thông qua việc áp dụng quy trình GAHP.

MỚI - NÓNG