Thận trọng chi tiêu để không “gánh” trách nhiệm

Thận trọng chi tiêu để không “gánh” trách nhiệm
TP - Chiều 13/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết quy định về quy chế lập, thẩm tra, quyết định kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia, dự toán ngân sách Nhà nước, phương án phân bổ ngân sách T.Ư và phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Đào Quang Thu cho rằng, thời gian lập kế hoạch tài chính 5 năm như dự thảo “chốt” sớm hơn 4 tháng so với Luật Đầu tư công là quá sớm, sẽ không kịp thời gian để các bộ “chạy rốt đa” lập kế hoạch.

Chia sẻ điều này, song Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định mốc thời gian như vậy là hợp lý, bởi đây là kế hoạch mang tính định hướng, hàng năm Quốc hội sẽ có nghị quyết riêng, cập nhật theo tình hình thực tế.

Chốt phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, kế hoạch đầu tư công trung hạn phải đặt trong kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm, không thể tách rời. Trên cơ sở kế hoạch đầu tư công trung hạn mang tính định hướng, hàng năm mới xác định số tiền chi cho đầu tư bao nhiêu, chi thường xuyên bao nhiêu… “Không phải cái gì đưa vào kế hoạch trung hạn rồi là dứt khoát phải chi, nếu ngân sách khó khăn thì có thể cân nhắc bỏ”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

Chiều cùng ngày, báo cáo dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2017, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, việc xây dựng hệ thống định mức phân bổ chi thường xuyên phải đảm bảo góp phần thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng giai đoạn 2016 – 2020. Đồng thời ưu tiên bố trí kinh phí cho những lĩnh vực quan trọng và các vùng cao, hải đảo, vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người.

Đối với các bộ, cơ quan Trung ương thì tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên trên cơ sở định mức chi quản lý hành chính, gồm chi theo định mức, chi đặc thù. Về biên chế hành chính, sẽ khuyến khích các đơn vị thực hiện tinh giản biên chế, đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, hạn chế bố trí kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô... Trên cơ sở đó có nguồn để tăng thu nhập cho cán bộ, công chức.

Về tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ được thực hiện theo hai nhóm. Tiêu chí phân bổ chính được căn cứ vào quy mô dân số trung bình, dân số trong độ tuổi đến trường và được phân thành bốn vùng. Thứ hai là các tiêu chí bổ sung như chi sự nghiệp giáo dục, y tế, chi quản lý hành chính...

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.