Thanh khoản dồi dào, sao nhiều ngân hàng vẫn tăng lãi suất tiền gửi ?

Thanh khoản dồi dào, sao nhiều ngân hàng vẫn tăng lãi suất tiền gửi ?
TPO - Diễn ra một hiện tượng lạ trên thị trường tiền tệ, trong khi lãi suất liên ngân hàng giảm, thanh khoản dồi dào thì lã suất huy động trên thị trường dân cứ lại bất ngờ nhích tăng

Theo bản tin thị trường nợ của một công ty chứng khoán , cập nhật trên thị trường tiền tệ hai tuần cuối năm 2017 (từ ngày 16- 30/12), lãi suất liên ngân hàng giảm nhẹ tại tất cả các kỳ hạn từ 1 tuần cho đến cả tháng chỉ còn từ 0,7%- 2, 09%/năm với diễn biến thanh khoản tiếp tục dư thừa.

Điều này đến từ việc nhà điều hành Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục bơm ròng hơn 18.198 tỷ vào hệ thống. Dự báo việc tiếp tục bơm ròng trong ngắn hạn vào hệ thống nhằm giảm sức ép thanh toán vào những ngày cuối năm do yếu tố mùa vụ.

Tuy nhiên, trên thị trường dân cư, lãi suất huy động tiếp tục chứng kiến sự tăng nhẹ 0.3-0.5%/năm ở các kỳ hạn dưới 12 tháng của một loạt ngân hàng. Đơn cử: VPBank đã nâng lãi suất huy động VND ở tất cả các kỳ hạn thêm ít nhất 0.3% và nhiều nhất là 0.6%. Như vậy, lãi suất ở mức 5.3%/năm cho các kỳ hạn từ 1 - 5 tháng, đối với các món trên 100 triệu đồng thì lãi suất là 5.5%/năm (mức cũ trước điều chỉnh là 5%/năm). Lãi suất kỳ hạn 6 tháng cũng được VPBank điều chỉnh tăng mạnh nhất, từ 6.4% lên 7%/năm cho khoản tiền dưới 100 triệu đồng và dao động từ 7.1 đến 7.4%/năm cho khoản tiền lớn hơn.

BIDV cũng tăng khoảng 0.4- 0.5% đối với các kỳ hạn tiền gửi. Theo đó, các khoản tiền gửi kỳ hạn 1 tháng và 2 tháng được hưởng lãi suất 4.8%/năm, tăng 0.5% so với mức lãi suất cũ. Khoản tiền gửi kỳ hạn 3 tháng được nâng từ 4.8% lên 5.2%/năm, tương đương kỳ hạn 5 tháng. Trong khi đó, với các kỳ hạn từ 6 đến 9 tháng, VietinBank đã tăng mức lãi suất từ 5.5-5.7% lên 5.8%/năm; lãi suất kỳ hạn 12 tháng tăng từ 6.5% lên 6.8%/năm.

Hiện, mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6-6,5%/năm đối với ngắn hạn, các NHTM nhà nước áp dụng lãi suất cho vay trung và dài hạn phổ biến đối với các lĩnh vực ưu tiên ở mức 9-10%/năm.

Chia sẻ với Tiền Phong, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cũng tỏ ra khá bất ngờ với diễn biến tăng lãi suất trên thị trường tiền gửi dân cư. Theo ông, nhiều khả năng, các NHTM này cũng muốn đẩy mạnh nguồn trên thị trường này bởi đón kế hoạch kinh doanh năm tới và nhu cầu vốn của chính họ. Tuy nhiên cũng không loại trừ nguồn tiền gửi dân cư vào ngân hàng có dấu hiệu giảm, và "hao hụt" do các kênh đầu tư khác đang trở nên quá hấp dẫn như chứng khoán, bất động sản condotel (căn hộ khách sạn, văn phòng cho thuê). "Có thể nhiều người  dân sốt ruột và rút tiền gửi tiết kiệm cho kênh đầu tư mới sinh lời hơn.

Theo báo cáo của Ủ ban Giám sát tài chính (UBGSTC), thanh khoản hệ thống được hỗ trợ lớn từ việc Ngân hàng Nhà nước mua được lượng lớn ngoại tệ và cung ứng tiền ròng khoảng gần 124. 000 tỷ đồng từ đầu năm đến nay. Tỷ lệ tín dụng/huy động (LDR) bình quân của hệ thống đạt khoảng 86.9%, tăng nhẹ so với mức 85.6% cuối năm 2016. CPI bình quân năm 2017 tăng 3.53% so với bình quân năm 2016, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra. CPI tháng 12/2017 tăng 2.6% so với tháng 12/2016. "Đây là cơ sở tốt để điều hành tỷ giá trong thời gian tới", UBGSTC nhận định.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.