Thể chế nào phát triển liên kết kinh tế trọng điểm phía Nam

Thể chế nào phát triển liên kết kinh tế trọng điểm phía Nam
TPO - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc  chủ trì chương trình Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được tổ chức tại TP Biên Hòa, Đồng Nai nhằm tập trung xem xét nhằm tháo gỡ ách tắc khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ kinh tế năm 2019- 2020

Sáng 6/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì chương trình Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được tổ chức tại TP Biên Hòa, Đồng Nai.

Phát biểu tại hội nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng tại Đại hội 6 năm 1997 đã đặt ra vấn đề tạo mối liên kết kinh tế xã hội  đưa ra chủ trương chọn một số tỉnh, thành phố có khả năng đột phá tạo động lực kinh tế. Rất tiếc là chủ trương chưa được quán triệt triệt  nên việc phát triển còn lỏng lẻo.

Thể chế nào phát triển liên kết kinh tế trọng điểm phía Nam ảnh 1 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: TTXVN

Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm 8 tỉnh, thành phố có vị trí quan trọng tại khu vực hội tụ đủ điều kiện phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghệ cao, trung tâm dịch vụ logistics, hạ tầng giao thông tương đối đồng bộ hơn so với các vùng khác, đặc biệt là TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu. Đặc biệt là vùng kinh tế phía Nam đã liên kết được với nhau, duy nhất trong cả nước hội tụ đủ các điều kiện phát triển kinh tế, là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cả nước.

Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị hôm nay nhằm tập trung xem xét nhằm tháo gỡ ách tắc khó khăn mà đại hội 12 đã đề ra, nhất là năm 2018, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các địa phương đã hoàn thành các mục tiêu Chính phủ, Quốc hội đã giao.

“Năm nay có đặt điểm thời tiết phức tạp, dịch bệnh, xăng dầu thay đổi. Chiến tranh thương mại, chính trị trong khu vực ảnh hưởng đến kinh tế đất nước, kinh tế vùng trọng điểm. Vì vậy cần phải được chấn chỉnh. Hội nghị tập trung tháo gỡ khó khăn nhằm hoành thành mục tiêu năm 2019 – 2020, hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016- 2020 Chính phủ đã đề ra”- Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc các địa phương, bộ, ngành, hiệp hội, các chuyên gia, nhà đầu tư các đồng chí lãnh đạo chính phủ địa phương cần cho ý kiến để vùng kinh tế trọng điểm phía nam phải là đầu tàu đầu kéo cả nước.  Hội nghị nhằm tìm ra giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2019- 2020. Đi liền đó là cơ chế chính sách đầu tư, tài chính để vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bứt phá. Có thể chế nào để phát triển liên kết vùng tốt hơn. Không thể một địa phương vươn lên được mà phải có sự liên kết giữa TP HCM và các địa phương Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.