Thị trường OTC gợn sóng

Thị trường OTC gợn sóng
Bất chấp thị trường niêm yết đang có những cơn sóng lớn, sự trở lại của khối nhà đầu tư ngoại trên sàn và mùa đại hội cổ đông đang vào giai đoạn kịch tính nhất, thị trường OTC vẫn chỉ mới trở mình.
Thị trường OTC gợn sóng ảnh 1
Thị trường niêm yết đã dậy sóng được nửa tháng nay, nhưng thị trường OTC thì vẫn yên ả

Sóng chỉ gợn nhẹ ở nhóm cổ phiếu (CP) ngân hàng vốn từng được mệnh danh là “cổ phiếu vua”.

Đây là lần gợn sóng thứ hai của các CP ngân hàng. Lần thứ nhất là vào cuối năm 2008.

Trong bối cảnh thu nhập chứng khoán sẽ bị đánh thuế thu nhập cá nhân vào đầu năm 2009, hàng loạt công ty chia cổ tức sớm khá cao để chạy thuế. Lúc đó, sóng chỉ gợn lên ở khối các CP ngân hàng.

Đặc biệt là CP của Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (EXB). Với mức chia cổ tức 12% bằng tiền mặt và trên 70% bằng CP thưởng, EXB tăng một lèo từ khoảng 22.000 đồng/CP lên 26.000 đồng/CP vào cuối năm 2008. EXB thực sự làm "nóng" thị trường OTC tại thời điểm đó, lôi kéo CP của các ngân hàng khác tăng giá theo.

Nhưng ngay sau đó, thị trường OTC lại đóng băng trở lại. Đặc biệt, từ sau tết đến nay, thị trường OTC hầu như không có giao dịch. "Chết lâm sàng" là cách mà nhiều người dùng để chỉ tình trạng của thị trường OTC trong thời gian qua.

Lần này, sau khi sàn niêm yết dậy sóng, thị trường OTC lại chỉ gợn sóng ở các CP ngân hàng.

Hiện giá EXB tăng từ 12.000 đồng/CP lên trên 15.000 đồng/CP; VCB tăng từ 31.000 đồng/CP lên khoảng 34.000 đồng/CP; HDBank (Ngân hàng Phát triển nhà TP.HCM) từ 10.000 đồng/CP lên 13.000 đồng/CP, Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam) tăng từ 22.000 đồng/CP lên 24.000 đồng/CP...

Theo một nhà môi giới tại Công ty chứng khoán Đông Á, 2 CP ngân hàng có giao dịch nhiều nhất tại thời điểm này là CP Ngân hàng Đông Á và EXB. Dù mức tăng giá không mạnh mẽ như các CP trên sàn nhưng việc các CP ngân hàng tăng giá và đặc biệt đã có giao dịch trở lại khiến cho các nhà đầu tư hy vọng thị trường OTC sẽ được trợ lực để thoát khỏi giấc ngủ đông đã kéo dài hơn 2 năm nay.

Thị trường niêm yết đã dậy sóng được nửa tháng nay. Những phiên tăng điểm xen kẽ các phiên giảm điểm tạo thành một chu kỳ răng cưa khá hấp dẫn cho giới đầu tư cơ hội. Đó chính là lý do không ít nhà đầu tư đang muốn thoái vốn từ OTC để lên sàn lướt sóng.

Cũng vừa bán ra CP của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), chị Hà, người cắm chốt tại sàn chứng khoán Đại Việt cho biết, điều nhà đầu tư sợ nhất trên sàn OTC là thiếu thanh khoản. Vì vậy, khi có cơ hội ra hàng, rất nhiều người lập tức bán để chuyển lên đầu tư trên sàn.

"Tôi đã nghiên cứu rồi, cứ vào mùa đại hội cổ đông là trên sàn lại có sóng. Điều này đã xảy ra ở những năm trước và năm nay cũng không ngoại lệ, dù kinh tế suy thoái. Đã gần 10 ngày nay, thị trường lên, xuống. Đây là thời điểm cho giới đầu cơ lướt sóng hành nghề. Kiếm được chút đỉnh ở sàn niêm yết rồi tôi sẽ trở lại với OTC sau”, chị Hà nói.

Theo Nguyên Hằng
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.