Thoái vốn ngoài ngành, khó nhưng vẫn có lời

TPO - Tại cuộc họp Ban đổi mới Doanh nghiệp chiều 10/4, đại diện các Tập đoàn như TKV, PVN, Vieetel đã cập nhật tình hình thoái vốn. Mừng là nhiều lĩnh vực thoái không bị lỗ thậm chí còn có lời, tuy nhiên không ít chỗ vẫn khó tìm đối tác.

Theo ông Lê Minh Chuẩn, đại diện Tập đoàn Than Khoáng sản, đến nay TKV đã thoái được 61/80 đơn vị. “Giai đoạn vừa qua, TKV thoái vốn ngoài ngành được hơn 2.000 tỷ đạt thặng dư 400 tỷ ngoài ngành. Giai đoạn này vấn đề thoái vốn ngoài ngành đầu tư vẫn gặp ít nhiều khó khăn vì khó tìm kiếm nhà đầu tư hơn”, ông Chuẩn cho biết.

Liên quan đến cổ phần hoá của TKV, theo ông Chuẩn, giai đoạn 2017-2020, Tập đoàn đã chủ động xây dựng chứ không chờ ( làm theo NĐ 58). “Khi có lệnh phê duyệt chúng tôi sẽ triển khai ngay. Sau năm 2020 ngành còn khoảng 30 chi nhánh và công ty trực thuộc; số lao động dự kiến giảm xuống dưới 100 ngàn”, ông Chuẩn nói. 

Với Tập đoàn Cao su, đại diện đơn vị này khẳng định cơ bản  đã xác định xong giá trị DN chờ công bố tháng 4 này và phê duyệt phương án trong quý 2. Về tình hình thoái vốn,  đến thời điểm này Tập đoàn Cao su đã thoái được 2.250 tỷ trên tổng vốn cần thoái và có lợi nhuận 57 tỷ. 

“Hiện thoái vốn hiện Tập đoàn rất quan tâm đến các dự án ở Lào; Campuchia (hiện đã bán được 50 tỷ đồng). Tập đoàn xin Phó thủ tướng nếu được xin cơ hội thoái vốn trên thị trường quốc tế; các NĐT nước ngoài họ rất quan tâm; Dự án thủy điện thoái khó khăn; Việt- Lào khoảng 60 tỷ nhưng khó thoái; Tinh thần chúng tôi sẽ báo cáo thường xuyên”, vị đại diện này cho biết. 

Phó Tổng Tập đoàn Dầu khí (PVN) ông Lê Minh Hồng cho biết đến giờ này Tập đoàn đã xác định xong giá trị của hai đơn vị là PVOil và PVPowel cùng Lọc Hoá Dầu Bình Sơn đang kiểm toán. “ Chúng tôi băn khoăn vì cả 3 đơn vị vốn rất là lớn hơn 80 ngàn tỷ; tổng tài sản 1.400 tỷ đồng; chỉ lo ngại thị trường có đủ sức hấp thụ khi IPO không”, ông Hồng bày tỏ. 

Liên quan đến thoái vốn Tập đoàn, đại diện PVN cho biết  cơ bản đã hoàn thành; chỉ còn vốn lớn nhất của Tập đoàn tại Ngân hàng  PVcombank ( khoảng 5.000 tỷ). Hiện Thủ tướng đã giao cho NHNN, PVN đề xuất xem có cách nào để chuyển phần vốn PVconmbank về NHNN càng sớm càng tốt. “Riêng việc thoái vốn của PVN tại các DN xây dựng rất khó khăn. Do đó, chúng tôi có thể bán được nhưng sẽ thiệt hại do đó xin CP xem xét có thể lui thời điểm để đỡ mất vốn NN”, ông Hồng kiến nghị. 

Tương tự, Tập đoàn Viettel cho biết dự kiến thoái vốn trong 5 DN nhưng quá trình triển khai có thể thoái vốn 10/10 DN với số lượng thoái vốn đạt 3800 tỷ đạt gấp 2 lần so với đầu tư. “Giai đoạn 2017- 2020 dự kiến thoái vốn tiếp tại 2 công ty nữa, trong đó có phần vốn tại công ty Vinaconex” đại diện Viettel khẳng định .

Còn Tập đoàn Bưu chính Viễn thông cho hay đã có báo cáo về kế hoạch sắp xếp VNPT năm 2017 tiếp tục tái cấu trúc; Năm 2018-2019 sẽ xác đinh giá trị DN; những công ty cổ phần có lợi thế đất tốt nhà đầu tư quan tâm; việc phá sản mất rất nhiều thời gian. “Để bảo đàm thoái vốn cho đúng kế hoạch , VNPT đề nghị đưa về cho SCIC làm cho tập trung” đại diện này nói.

MỚI - NÓNG