Thoát nghèo nhờ dự án “bò đẻ ra bê”

Thoát nghèo nhờ dự án “bò đẻ ra bê”
TP - Dự án nuôi bò sinh sản ở các vùng nông thôn trong cả nước của Cty BAT Việt Nam (British American Tobacco) đã giúp hơn 1.000 hộ dân thoát nghèo.
Thoát nghèo nhờ dự án “bò đẻ ra bê” ảnh 1
Dự án đã giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo

Bắt đầu từ năm 2004 Cty BAT Việt Nam (British American Tobacco) khởi động dự án xóa đói giảm nghèo cho hộ nghèo ở các vùng nông thôn trong cả nước, từ huyện miền núi Hiệp Hòa (Bắc Giang) đến huyện ven đô Gia Lâm, Sóc Sơn (Hà Nội); Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh); Vĩnh Bảo (Hải Phòng); Từ biên giới Tây nam (huyện Tịnh Biên, An Giang) đến vùng đất miền Đông Nam Bộ (huyện Tây Phú, Đồng Nai). Hơn 1.000 hộ nghèo đã thụ hưởng dự án này với tổng số tiền 2 tỷ 612 triệu đồng.

Anh Đặng Vũ Hiệp - Chủ tịch UBND xã Tà Lài - cho biết: Tà Lài là xã vùng sâu, vùng xa, lại thuộc diện nghèo nhất  nhì huyện Tân Phú (Đồng Nai). Cả xã có hơn 1.500 hộ dân thì có đến hơn 700 hộ nghèo. Dăm bảy năm nay, cả tỉnh, cả huyện xúm vào giúp Tà Lài xóa đói giảm nghèo. Hộ đói đã xóa nhưng hộ nghèo giảm được ít quá.

Bắt đầu từ năm 2004 Cty BAT Việt Nam (British American Tobacco) khởi động dự án xóa đói giảm nghèo cho hộ nghèo ở các vùng nông thôn trong cả nước, từ huyện miền núi Hiệp Hòa (Bắc Giang) đến huyện ven đô Gia Lâm, Sóc Sơn (Hà Nội); Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh); Vĩnh Bảo (Hải Phòng); Từ biên giới Tây nam (huyện Tịnh Biên, An Giang) đến vùng đất miền Đông Nam Bộ (huyện Tây Phú, Đồng Nai). Hơn 1.000 hộ nghèo đã thụ hưởng dự án này với tổng số tiền 2 tỷ 612 triệu đồng.

Cty BAT đã không đem “tiền mặt” trao tay người dân nghèo để họ “muốn làm gì thì làm”, mà cho mỗi hộ nghèo vay từ 3 – 5 triệu đồng trong 2 năm không lấy lãi.

Với số tiền này, hộ nghèo được Cty BAT phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội và trung tâm khuyến nông các huyện hướng dẫn nuôi bò sinh sản (từ cách chọn mua bò đến kỹ thuật nuôi bò). Khi nào bò đẻ ra bê thì sẽ trả lại tiền vay bằng bò để cho hộ nghèo khác tiếp tục nuôi. Hộ nào không đủ điều kiện nuôi bò thì… lấy số tiền đó làm vốn buôn bán nhỏ tại nhà hoặc tại chợ.

Tà Lài là 1 trong số gần 30 xã được thụ hưởng dự án  của Cty BAT với 60 hộ nghèo đều vay vốn nuôi bò. Chủ tịch xã Đặng Vũ Hiệp đánh giá: Cách thức giúp nông dân giảm nghèo như vậy của Cty BAT là có hiệu quả nhất. Đến nay 60 con bò lai Sind đã “cho ra” 33 con bê, số bò còn lại đến hết năm nay cũng đẻ… Gia đình chị Nguyễn Thị Lan đang thấp thỏm chờ ngày bò đẻ. Chị cười rất tươi: Nhờ có bò bê vợ chồng tôi sẽ dựng cái nhà ở tử tế.

Gia đình bác Đỗ Đức Ruệ ở ấp 2 cũng có niềm vui như vậy. 29 năm trước vợ chồng bác Ruệ rời quê (Ninh Bình) đi “kinh tế mới” tận U Minh (Cà Mau) rồi dắt díu 7 đứa con phiêu bạt đến đất Phú Hải (Bà Rịa) làm ăn. Không trụ được lại kéo về đất Tân Phú (Đồng Nai).

Đã 16 năm rồi nhà bác vẫn thuộc diện nghèo. Thế nên, nhận được 5 triệu đồng của Cty BAT cho vay để nuôi bò, bác vui ra mặt. Và, càng vui hơn khi con bò nhà bác nuôi đã “cho” con bê lớn trông thấy hàng ngày. Bác Ruệ khoe: Sang năm (2007) trả bò bán bê đi cầm chắc trong tay 5,7 triệu rồi! Đó là số tiền lớn đối với người nông dân nghèo vùng miền Đông khí hậu khắc nghiệt, đất đầy sỏi đá này.

Đó chính là một trong những kết quả mà Cty BAT có được trong 5 năm thực hiện chương trình Trách nhiệm Xã hội Doanh nghiệp (CSR) ở Việt Nam với tổng số tiền tài trợ hơn 120 tỷ đồng.

Không chỉ thực hiện các dự án xóa đói giảm nghèo, Cty BAT còn đồng thời tiến hành các dự án hỗ trợ cải thiện đời sống văn hóa cho người nông dân. Với số tiền 1 tỷ 640 triệu đồng, Cty BAT đã đầu tư xây dựng hơn 20 thư viện xã ở 7 tỉnh (Cần Thơ, Hậu Giang, Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, An Giang).

Thật ngạc nhiên khi đến núi Tượng, một xã miền núi thuộc huyện Tân Phú nơi có đến 10 dân tộc ít người sinh sống lại thấy 1 nhà thư viện – văn hóa khang trang. Bên trong, bàn ghế đầy đủ, báo, tạp chí, sách, tài liệu thông tin các loại đầy đủ. Ngạc nhiên nhất 1 hệ thống máy tính có kết nối Internet rất đông thanh niên đang chăm chú lướt web.

MỚI - NÓNG