Thời điểm cho sự chuyển đổi

Thời điểm cho sự chuyển đổi
Trung Quốc vừa công bố “điểm xuất phát lịch sử mới đối với các cải cách” của Trung Quốc sau 27 năm mở cửa trên Diễn đàn quốc tế về chuyển đổi kinh tế năm 2006. Dường như một đòi hỏi mới tương tự đang được các chuyên gia kinh tế Việt Nam đặt ra.
Thời điểm cho sự chuyển đổi ảnh 1
Chào mừng ĐH Đảng X. Ảnh : TTXVN

Bởi cho dù như thế nào, thì nhu cầu tự thân của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là phải đẩy mạnh cải cách để hội nhập, và hơn thế, phải tạo được những bước chuyển đồng bộ trong thể chế, chính sách để hội nhập một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, đặt vấn đề liên quan đến những bước đột phá trong cải cách của Việt Nam, bà Phạm Chi Lan, thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ băn khoăn, lúng túng của Việt Nam có lẽ là do sự chưa thống nhất trong lý luận. “Điều quan trọng là sự lúng túng này lại ảnh hưởng đến chủ trương, chính sách trong thực tiễn. Có lẽ, Việt Nam cần phải nghiên cứu thêm cách làm của Trung Quốc. Quốc gia này đã không để lý luận cản trở sự phát triển kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế tư nhân”, bà Phạm Chi Lan nói.

Cần phải nói rằng, điểm xuất phát mới mà các chuyên gia kinh tế Trung Quốc đưa ra khi GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã vượt mức 1.000 USD, sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc đang được đánh giá rất cao trên trường quốc tế. “Hai mâu thuẫn rõ rệt của Trung Quốc hiện nay là tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển mất cân đối và những hạn chế về nguồn lực xã hội; và mâu thuẫn giữa nhu cầu dịch vụ tăng nhanh và không có, hoặc còn thiếu các dịch vụ công cơ bản.

Chỉ bằng cách nhìn từ điểm xuất phát mới, Trung Quốc mới có thể kiên quyết và tin tưởng hơn trong các cải cách, có nhiều sức mạnh hơn trong đẩy mạnh cải cách để tạo bứt phá lớn”, ông Chi Fulin, Viện trưởng Viện Phát triển và Cải cách Trung Quốc cho biết.

Theo hướng này, trong năm 2006, Trung Quốc sẽ tiến hành hàng loạt biện pháp bổ sung, như đầu tư vốn tư nhân vào ngành công nghiệp quân sự, các lĩnh vực dầu lửa, gas, khoáng sản... sau khi đã thành công trong việc mở cửa thị trường đầu tư cho khu vực tư nhân vào những ngành trọng điểm, như sản xuất thép, hàng không dân dụng, công nghiệp văn hoá, khoa học - công nghệ...

Xét vào tình hình của Việt Nam, với sự nổi bật khá rõ của khu vực kinh tế tư nhân trong những năm gần đây và xu hướng tiếp tục trong thời gian tới, các chuyên gia kinh tế đang kỳ vọng vào những thay đổi đột phá trong quan niệm, cách tư duy về quản lý nhà nước đối với khu vực này. Đương nhiên, điều này lại phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước (DNNN) của Việt Nam.

Ý kiến bình luận của các chuyên gia Việt Nam tại Diễn đàn dường như chưa tìm thấy sự đồng bộ trong những chính sách về cải cách DNNN và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân phát triển khi cơ cấu đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ lớn, lấn át đầu tư của khu vực tư nhân.

 “Trong khi tình hình giám sát đầu tư từ nguồn vốn nhà nước yếu kém, các DNNN vẫn còn giữ vị trí độc quyền, thì đương nhiên khu vực tư nhân sẽ không còn nhiều cơ hội để phát huy”, ông Lê Xuân Bá, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói và lấy vụ việc tiêu cực trong quản lý vốn nhà nước tại PMU 18 là một ví dụ điển hình đầy lo ngại.

Mặt khác, tính thị trường trong không ít văn bản pháp luật, tư duy chính sách của Việt Nam được giới phân tích kinh tế cho là chưa đủ khiến sự vận hành trong thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Ngay cả một số bộ luật mới được ban hành, như Luật Đất Đai, Luật Cạnh tranh, Luật Phá sản... cho dù được xây dựng xuất phát từ nhu cầu tiếp cận nền kinh tế thị trường của Việt Nam, song lại không được thị trường chấp nhận.

PGS.TS Trần Đình Thiên, Phó viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam lo ngại, hệ quả của chúng là việc tiếp cận của các doanh nghiệp với thị trường thế giới sẽ rất khó khăn khi họ không chấp nhận cách làm của Việt Nam.

Rõ ràng, tăng tính thị trường một cách đồng bộ trong thể chế, đẩy doanh nghiệp ra thị trường là một giải pháp tích cực tạo sức sống cho doanh nghiệp Việt Nam.

Hơn thế, theo bà Phạm Chi Lan, tiến trình này phải được thực hiện trước khi Việt Nam mở cửa cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. “Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có thời gian để phát triển, rèn luyện thì mới có thể cạnh tranh được”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo Bảo Duy 

Đầu tư

MỚI - NÓNG
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
Cụ bà 102 tuổi vẫn ‘hít đất’ hằng ngày, đi xe máy hàng chục cây số
TPO - Ở cái tuổi xưa nay hiếm, cụ Nguyễn Thị Kết, 102 tuổi, ở xã Long Hà (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) vẫn vô cùng khỏe mạnh, ngồi xe máy đi hàng chục cây số, tập thể dục hít đất mỗi ngày, chinh phục được tòa nhà cao nhất Việt Nam. Cụ vẫn nhớ được hết tên cùng tính cách của toàn bộ con, cháu trong gia đình.
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.