Thời gian nghỉ công tác có được cộng nối vào chế độ BHXH?

Thời gian nghỉ công tác có được cộng nối vào chế độ BHXH?
TP - Một bạn đọc ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) hỏi: Tôi có thời gian công tác tại Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoàng Su Phì từ tháng 3/1991 đến tháng 5/1994. Ngày 30/5/1994, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, tôi có đơn xin nghỉ tự túc. Ngày 10/8/1998, tôi làm đơn xin trở lại công tác.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoàng Su Phì xác nhận; UBND tỉnh Hà Giang có Công văn số 361/CV-TCCQ ngày 14/9/1999 về việc đồng ý cho cán bộ trở lại công tác; UBND huyện Hoàng Su Phì có Quyết định số 601/UB-QĐ ngày 30/09/1999 về việc tuyển dụng lại công chức, viên chức cho Phòng Giáo dục và Đào tạo. Vậy, xin hỏi thời gian công tác từ tháng 3/1991 đến tháng 5/1994 của tôi có được cộng nối để giải quyết chế độ BHXH sau này không?

Trả lời:

Căn cứ Điểm a, Khoản 13, Mục II Thông tư số 13/NV ngày 04/9/1972 của Bộ Nội vụ, thời gian công tác từ tháng 3/1991 đến tháng 5/1994 của bạn được cộng nối với thời gian công tác sau này để tính hưởng BHXH.

Đề nghị bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) kèm theo các giấy tờ quy định tại Tiết a, Khoản 1.1, Điểm 1 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Ban hành quy trình thu BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ, BNN); quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT và nộp cho cơ quan BHXH để được xem xét, giải quyết.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.