Thống đốc Nguyễn Văn Bình: “Khép rồi, sẵn sàng mở lại!”

Xuống thăm DN chè Hùng Cường (Hà Giang), Thống đốc lập tức quyết cho vay thí điểm dù đã hết “quota” 30 DN được hưởng gói vay này
Xuống thăm DN chè Hùng Cường (Hà Giang), Thống đốc lập tức quyết cho vay thí điểm dù đã hết “quota” 30 DN được hưởng gói vay này
TP - Ngành ngân hàng vừa lên tiếng tái khẳng định sẽ tiếp tục đồng hành trong phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc. Hơn thế, Thống đốc NHNN còn tuyên bố sẵn sàng giúp tỉnh nghèo Hà Giang và các doanh nghiệp (DN) vực kinh tế lên, thậm chí với gói vay thí điểm đã khép, ông lập tức cho mở lại.

Hà Giang còn nghèo

  Tại Hội thảo Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang trong mối liên kết vùng Đông Bắc và Tây Bắc tuần qua, Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định: Tây Bắc nói chung và Hà Giang nói riêng có vị trí địa chính trị rất quan trọng, nhưng để đảm bảo phát triển lâu dài bền vững, cần phải có cách làm mới, cách nhìn mới, chiến lược mới trong việc phát triển kinh tế - xã hội.

Hiện 3 Bộ gồm: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã lựa chọn 30 dự án trên toàn quốc tham gia chương trình cho vay thí điểm liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Mặc dù chương trình đã đóng lại nhưng NHNN vẫn sẵn sàng mở ra để DN lớn của tỉnh tham gia thí điểm.

Thống đốc Nguyễn Văn Bình

“Phải có một quy hoạch tổng thể, chiến lược để làm sao không chỉ cho Hà Giang mà còn đặt Hà Giang trong sự kết nối với khu vực Tây Bắc, phải có quy hoạch tổng thể và quy hoạch từng lĩnh vực khác nhau, trong mỗi quy hoạch đó phải có bước đi, cái gì cần làm trước, cái gì cần làm sau…”, Thống đốc nhấn mạnh. Cùng đó cam kết, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục hỗ trợ Hà Giang, đặc biệt về  công tác quy hoạch của tỉnh, mà trước mắt là quy hoạch của thành phố Hà Giang. Thống đốc “hứa” ngân hàng sẽ đứng ra làm đầu mối để tài trợ một số công trình xây dựng ở đây.

Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình, so với cả nước, Hà Giang vẫn còn nghèo. Ông lấy ví dụ, tổng dư nợ của toàn ngành ngân hàng tại Hà Giang tới cuối năm 2014 là khoảng 10.300 tỷ đồng, con số này thậm chí còn ít hơn một chi nhánh của một ngân hàng thương mại. Tổng vốn huy động ở Hà Giang chỉ đáp ứng được một nửa số đó, có nghĩa là dư nợ 10.300 tỷ thì huy động được chỉ khoảng 5.000 tỷ, còn một nửa phải điều phối từ các tỉnh thành khác qua hệ thống ngân hàng về. “Điều đó có nghĩa, quy mô nền kinh tế còn rất nhỏ bé”- ông Bình nói. 

 “Đợi” doanh nghiệp

Tìm hiểu việc tiếp cận và sử dụng vốn trên địa bàn tỉnh Hà Giang, người đứng đầu ngành ngân hàng đã có chuyến đi thực tế xuống địa bàn  gặp và trao đổi với DN chè có quy mô lớn nhất địa phương Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường (xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang).

Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch HĐTV, Tổng Giám đốc công ty Hùng Cường chia sẻ: Nhờ vay từ hệ thống ngân hàng trên 114 tỷ đồng để thu gom sản phẩm, đầu tư nhà xưởng, công nghệ, trang thiết bị, xuất khẩu…đến nay, công ty đã có 5 nhà máy, 2 tổng kho, 1 chi nhánh tại Hà Nội, xuất khẩu đi 21 quốc gia.

Doanh thu từ 5 tỷ/ năm, đến nay đạt khoảng 150 tỷ/ năm và vẫn còn tiềm năng để phát triển đến 300 tỷ đồng. “Tuy nhiên, phía DN đề xuất nguyện vọng, mong được vay tín chấp nguồn vốn trung và dài hạn và  được ưu đãi hơn nữa về lãi suất” - ông Cường đề xuất.

Thống đốc lưu ý, DN cần chú ý đến quy hoạch thị trường, lập đề án để phát triển lâu dài và bền vững, đảm bảo sự ổn định về chất lượng và sản lượng. Nhận rõ những khó khăn của DN chè Hùng Cường không chỉ là vấn đề của nội bộ công ty, mà còn là khó khăn chung trong sản xuất nông nghiệp, nên dù đã lựa chọn được 30 dự án trên toàn quốc tham gia chương trình cho vay thí điểm liên kết, Thống đốc vẫn lập tức khẳng định: Dù chương trình đã đóng lại nhưng vì tình cảm yêu thương, quý mến với Hà Giang nên NHNN vẫn sẵn sàng mở ra để các doanh nghiệp như Hùng Cường tham gia.

Cùng đó, Thống đốc giao ngay cho Ngân hàng Công thương chi nhánh Hà Giang làm đầu mối hỗ trợ DN lập đề án, xin thẩm định từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Giang, nếu được sẽ rót vốn cho vay ưu đãi theo cơ chế đặc thù. Thống đốc cũng lưu ý, doanh nghiệp cần phải tranh thủ sự ủng hộ của tỉnh để có được sự bố trí phù hợp về vùng nguyên liệu, lao động địa phương…

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.