Thu nhập của người Việt sẽ tăng cực khủng vào năm 2030?

Theo nghiên cứu của ngân hàng Standard Chartered, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng lên mức 10.400 USD vào năm 2030.
Theo Bloomberg, hai chuyên gia Madhur Jha và David Mann của ngân hàng Standard Chartered công bố nghiên cứu mới hôm 12/5. Theo đó, thập niên 2020 sẽ là "thập kỷ châu Á". Các nền kinh tế khu vực dự kiến sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng khoảng 7% mỗi năm.

Trong đó, các nền kinh tế Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam, Myanmar và Philippines đều sẽ lọt vào "câu lạc bộ 7%". Với tốc độ tăng trưởng này, tổng sản phẩm quốc nội sẽ tăng gấp đôi sau 10 năm nữa.
Thu nhập của người Việt sẽ tăng cực khủng vào năm 2030? ảnh 1 Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam được dự báo sẽ cao gần gấp đôi Ấn Độ trong hơn 10 năm tới. Nguồn: Standard Chartered.
Khi đó, thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Á sẽ tăng mạnh. Standard Chartered dự doán nếu giữ vững tốc độ tăng trưởng 7% và tốc độ gia tăng dân số bình ổn, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam sẽ tăng vọt từ 2.500 USD vào năm 2018 (khoảng 58 triệu đồng) lên đến 10.400 USD vào năm 2030 (khoảng 243 triệu đồng).

Khi đó, Việt Nam sẽ dẫn đầu về thu nhập bình quân đầu người trong "câu lạc bộ 7%", cao gần gấp đôi so với Ấn Độ và gấp rưỡi so với Philippines.

Trung Quốc là sự vắng mặt đáng chú ý trong bảng xếp hạng này. Các chuyên gia Standard Chartered cho biết nguyên nhân là do tăng trưởng kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu chậm lại. 

Hơn nữa, nền kinh tế Trung Quốc đang hướng tới mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn trước đây. Dự kiến nền kinh tế thứ hai thế giới sẽ giữ tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 5,5% trong những năm 2020.
Thu nhập của người Việt sẽ tăng cực khủng vào năm 2030? ảnh 2 Việt Nam được dự báo sẽ đạt mức thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD vào năm 2030. Ảnh: Hoàng Hà
Tăng trưởng kinh tế không phải là cây đũa thần để xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng, tội phạm hay ô nhiễm. Tuy nhiên hai chuyên gia Standard Chartered đánh giá GDP tăng ổn định sẽ có những hiệu ứng xã hội tích cực.  "Tăng trưởng nhanh hơn không chỉ giúp giảm nghèo đói mà còn giúp nâng cao chất lượng y tế và giáo dục, mở rộng khả năng tiếp cận hàng hóa và dịch vụ tốt", hai chuyên gia viết. "Thu nhập cao nhờ tăng trưởng nhanh cũng giúp hạn chế bất ổn chính trị - xã hội, giúp đất nước thực hiện các cải cách dễ dàng hơn".
Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG