Nhìn lại chặng đường 30 năm thu hút FDI
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: FDI luôn song hành cùng đổi mới
TP - Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), nền kinh tế Việt Nam đã có được “cú hích” căn bản, đất nước giảm nghèo, vươn lên thành nước có thu nhập trung bình trong khu vực, tạo việc làm cho hàng vạn người. Tuy nhiên, khu vực kinh tế FDI vẫn bộc lộ không ít hạn chế.

Ngày 4/10, Bộ KH&ĐT tổ chức Hội nghị Tổng kết 30 năm thu hút FDI với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo các bộ ngành và đại diện của hàng nghìn doanh nghiệp trong và ngoài nước. Qua 3 thập kỷ, FDI đem lại nhiều điều đáng ngẫm.

“FDI đã góp phần giúp Việt Nam vượt qua thách thức, từ một nước nghèo nỗ lực vươn lên thành nước có thu nhập trung bình. Khu vực FDI luôn song hành với sự nghiệp đổi mới, cụ thể hoá chủ trương mở cửa của Việt Nam và góp phần nâng cao tầm vóc của Việt Nam trên trường quốc tế”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Nhìn lại quãng đường 30 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài, người đứng đầu Bộ KH&ĐT cũng thẳng thắn cho rằng, thời gian qua còn một số hạn chế, bất cập. Nhiều dự án FDI chủ yếu gia công, lắp ráp, tỷ lệ nội địa hóa trong một số ngành công nghiệp ở mức dưới trung bình. Các DN FDI và DN trong nước thiếu sự liên kết. Chuyển giao công nghệ thông qua đầu tư nước ngoài chưa đạt kết quả như kỳ vọng; số dự án đầu tư nước ngoài ở các ngành sử dụng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn chưa nhiều. Đầu tư vào một số ngành, lĩnh vực, như: nông nghiệp, kết cấu hạ tầng, giáo dục đào tạo, y tế... và đầu tư từ các tập đoàn xuyên quốc gia còn khiêm tốn. Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện thấp so với vốn đầu tư đăng ký. Năm 2017, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện mới đạt khoảng 55,5%, nghĩa là có tới gần một nửa vốn đầu tư đăng ký chưa được thực hiện.
FDI là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Mức đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP của cả nước tăng từ 9,3% năm 1995 lên 19,6% năm 2017. Năng suất lao động của khu vực đầu tư nước ngoài luôn ở mức cao, đóng góp lớn trong việc nâng cao năng suất lao động của nền kinh tế. Năm 2017, năng suất lao động của khu vực FDI cao hơn 3,7 lần năng suất bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách nhà nước từ khu vực FDI chiếm gần 14% tổng thu ngân sách nhà nước. Riêng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp hơn 8 tỷ USD, chiếm 17,1% tổng thu ngân sách nhà nước. 10 địa phương có nguồn thu ngân sách nhà nước lớn, 16 địa phương tự cân đối được ngân sách đều là những địa phương thu hút được nhiều dự án FDI.
Cùng chuyên mục

Tết 2021: Một cái Tết thật khác, nhưng niềm vui đoàn viên vẫn luôn vậy

Thị trường 1/3: Vé máy bay rẻ hơn xe khách

Câu chuyện đằng sau món quà vặt tuổi thơ và hành trình tạo dấu ấn riêng của Bánh tráng Abi

Hòa Phát mua 2 tàu cỡ lớn tới 90.000 tấn chuyên chở quặng sắt, than

200 tấn rau củ quả 'ế', người dân Hà Nội đổ ngoài đồng

Tiệm Vàng Nguyễn Trâm đem đến sự sang trọng quý phái cho phái đẹp

VietinBank công bố thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2021
