Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê

Moong mỏ sắt Thạch Khê tiềm ẩn hiểm nguy, năm 2010, có hai học sinh bị đuối nước tại hồ này. Ảnh: Hùng Hải.
Moong mỏ sắt Thạch Khê tiềm ẩn hiểm nguy, năm 2010, có hai học sinh bị đuối nước tại hồ này. Ảnh: Hùng Hải.
TPO - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về phản ánh trên báo Tiền Phong liên quan đến việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về phản ánh trên báo Tiền Phong liên quan đến việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, tỉnh Hà Tĩnh.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, báo Tiền phong điện tử ngày 7/8/2017 có đăng bài "Khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Quyết định đầu tư đã là sai lầm", đề cập đến việc không nên vì sợ mất vốn nhà nước đã đầu tư mà tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Khi dừng dự án, nếu xảy ra việc mất vốn nhà nước đã đầu tư, cơ quan chức năng phải truy cứu trách nhiệm những người đã phê duyệt.

Về việc này, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng các Bộ Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu và báo cáo đề xuất Chính phủ.

Trong các cuộc trao đổi với PV Tiền Phong xung quanh việc triển khai dự án mỏ sắt Thạch Khê, nhiều chuyên gia từng tham gia thẩm định dự án và chuyên gia độc lập cũng khẳng định có nhiều rủi ro khi triển khai dự án có vốn đầu tư nghìn tỷ đồng này. GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng, nếu tiếp tục DA, vấn đề môi trường của thành phố Hà Tĩnh sẽ không được đảm bảo.

Theo ông Mại, nhà đầu tư cho rằng, DA mỏ sắt Thạch Khê có khả năng một vốn bốn lời. Nhưng về mặt kinh tế, môi trường, thuế tài nguyên vào đây có xứng đáng để bù đắp với thiệt hại về môi trường, thiệt hại của dân cư, cộng đồng người dân Hà Tĩnh nói riêng và lợi ích nhà nước, dân tộc nói chung hay không? Đây là câu chuyện không ai giải đáp được.

 Chủ tịch Hội Thủy lợi Việt Nam Vũ Trọng Hồng, (nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT), cũng cho rằng, còn nhiều vấn đề về môi trường, sau khi mỏ sắt Thạch Khê chính thức hoạt động trở lại, hơn là vấn đề tài chính mà chủ đầu tư và Bộ Công Thương nêu ra. Chưa kể sau khi khai thác xong, toàn bộ khu mỏ sẽ biến thành vùng đất chết với nhiều nguy cơ về lâu dài.

“Vấn đề của dự án chính là đổ chất thải ra biển. Hiện Thủ tướng Chính phủ đang yêu cầu xem xét lại việc đổ chất nạo vét của dự án nhiệt điện Vĩnh Tân 1 ở Bình Thuận mà nay lại cho đổ đất đá, chất khai mỏ xuống biển thì không được. Chưa kể khi đổ xuống biển sẽ lấp hết các luồng lạch, các đường nước. Khi đó cả vùng sẽ chết do tạo thành vùng nước lợ sau khi ngăn mặn, như trong Bến Tre từng gặp, khiến toàn bộ cây cối chết hết. Chưa kể khi kết thúc, dự án sẽ để lại hố móng sâu tới 500m, rộng hàng trăm ha với nhiều loại chất độc như đá axit, chất nổ mìn....Đây sẽ là tai họa cho người dân ở xung quanh”, ông Hồng cảnh báo.

Việc có nên tiếp tục khai thác mỏ sắt Thạch Khê hay không đã gây ra ý kiến trái chiều nhau giữa hai Bộ: Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công Thương. Bộ Công Thương cho rằng, dự án hoàn toàn khả thi và đáp ứng, giải quyết được nhiều vấn đề mà các chuyên gia, bộ ngành đặt ra. Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, cho rằng dự án có nguy cơ sự cố môi trường tiềm ẩn quan ngại môi trường như cạn kiệt nguồn nước ngầm; xâm nhập mặn; sa mạc hóa; sạt lở bờ moong tầng khai thác, bãi thải; gây sụt lún mặt đất…

MỚI - NÓNG
Chứng khoán hồi hộp chờ kết quả đàm phán thuế quan
Chứng khoán hồi hộp chờ kết quả đàm phán thuế quan
TPO - VN-Index đang hướng tới vùng kháng cự mạnh 1.400 điểm, trong bối cảnh nhà đầu tư hồi hộp chờ kết quả cuối cùng của đàm phán thuế quan với Mỹ. Đồng thời, sự chú ý của giới đầu tư còn hướng về kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp niêm yết. Nhiều thông tin quan trọng dần hé lộ trong những tuần giao dịch kế tiếp. 
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

Điều khiến thương hiệu Hoa hậu Việt Nam tồn tại gần 4 thập kỷ

TPO - Với thực trạng trong một năm có trên dưới 30 cuộc thi hoa hậu được tổ chức, nhà báo Lê Minh Toản cho rằng con số không nói lên tất cả. Điều đáng bàn là việc những đơn vị tổ chức kiên định với tôn chỉ mục đích của cuộc thi. Hoa hậu Việt Nam là cuộc thi có tuổi đời 38 năm. Để tồn tại trong suốt gần 4 thập kỷ, cuộc thi kiên định với những trụ cột về nhan sắc, văn hóa, trí tuệ, cống hiến và các trụ cột đó được công chúng đồng tình.
Cảnh trong vở Tuồng Tình mẹ

Khi Tuồng, Chèo, Cải lương về một nhà

TP - Nhà hát Cải lương Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam, Nhà hát Tuồng Việt Nam sẽ chính thức hợp nhất thành Nhà hát Sân khấu Truyền thống Quốc gia Việt Nam, hoàn thành trước ngày 1/8/2025. TS . NSND Lê Tuấn Cường, Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, đơn vị đang gây sốt với những đêm diễn cháy vé cho rằng: Sáp nhập sẽ mở ra trang sử mới cho Tuồng, Chèo, Cải lương.
'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

'Xài chùa' thời 4.0: Bản quyền lỏng lẻo bóp nghẹt công nghiệp sáng tạo

TP - Nghe nhạc miễn phí, xem phim, đọc sách lậu… những hành vi tưởng như vô hại ấy đang từng ngày làm xói mòn nền văn hóa sáng tạo. Khi sáng tác không được bảo vệ, sản phẩm bị “dùng chùa” ngay trong ngày đầu phát hành, không chỉ nghệ sĩ, nhà làm phim, tác giả sách mất thu nhập, mà cả xã hội cũng đánh mất môi trường văn minh, khiến giá trị không được trả công xứng đáng.