Thúc đẩy đầu tư của EU vào Việt Nam

Thúc đẩy đầu tư của EU vào Việt Nam
TP - Ông Franz Jessen, người mới nhận nhiệm vụ Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam, khẳng định điều này khi trả lời phỏng vấn của Tiền Phong hôm qua tại TPHCM.

> Lo ngại nhập siêu năm 2012

Ông F.Jessen nói, nợ công châu Âu ảnh hưởng tích cực đối với VN. Ảnh: Hồng Vĩnh
Ông F.Jessen nói, nợ công châu Âu ảnh hưởng tích cực đối với VN. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Ông Franz Jessen cho biết: EU trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU tăng 45% trong năm 2011, với giá trị 16,5 tỷ USD. Nếu với đà này, EU vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất Việt Nam trong năm đến 2020.

Có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang trực tiếp cạnh tranh với doanh nghiệp châu Âu. Vấn đề của chúng ta là phải làm sao để giúp các thủ tục thông thoáng và không có các rào cản về mặt thị trường.

Trong nhiệm kỳ của mình, ông đặt ra nhiệm vụ gì đối với việc thúc đẩy kinh tế thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và EU?

Điều quan trọng đầu tiên là làm sao xây dựng được sự công nhận nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế tốt trong vấn đề bổ trợ cho cả hai lĩnh vực thương mại và đầu tư. Từ những kết quả thời gian qua, chúng tôi có thể tiến tới những hợp tác tiếp trong tương lai bằng những kinh nghiệm của mình. Và chúng ta cũng cố gắng tối đa để tránh được sự thâm thủng thương mại vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai bên.

Nhiệm vụ chính nữa của chúng tôi là khuyến khích các nhà đầu tư châu Âu phải nhìn vào thị trường Việt Nam, nói với họ rằng Việt Nam là điểm đầu tư hấp dẫn hơn cả các nước khác trong khu vực. Để làm được điều đó, chúng tôi cần ở Việt Nam khung thể chế rõ ràng, ổn định, cần nhân công lao động có kỹ năng lành nghề, cần cơ sở hạ tầng tốt. Về mặt nào đó Việt Nam cũng đã làm tốt những điều nói trên nhưng tôi xin nói rằng sự cạnh tranh giữa các nước là vô cùng lớn.

Ông Franz Jessen
Ông Franz Jessen.

Thời gian tới, tôi sẽ làm việc với Chính phủ Việt Nam để thẳng thắn nói với nhau những vấn đề Việt Nam nên làm nhằm cải thiện tốt hơn môi trường đầu tư và qua đó thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư nước ngoài.

Thực ra chúng tôi đã nói chuyện với nhau về một số vấn đề, ví dụ nhập khẩu hàng xa xỉ. Mức thuế đánh vào hàng được cho là xa xỉ của châu Âu rất cao khiến mặt hàng của chúng tôi không có những ưu thế cạnh tranh với các mặt hàng tại nước khác.

Theo ông, nợ công châu Âu ảnh hưởng gì đến tình hình đầu tư của châu Âu vào Việt Nam?

Cho dù có sự khủng hoảng nợ công vào năm 2011, nhưng như tôi đã nói, xuất khẩu Việt Nam vẫn tăng mạnh vào thị trường châu Âu. Thực ra, khủng hoảng nợ công ở châu Âu đặt gánh nặng trên vai của các doanh nghiệp châu Âu về tính cạnh tranh nhiều hơn.

Trong quá trình tái cơ cấu, tôi nghĩ rằng doanh nghiệp Việt Nam đang hưởng lợi từ vấn đề đó. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam khá cao. Khi xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam vào châu Âu cao thì không chỉ có nghĩa giá trị xuất khẩu cao mà còn có nghĩa tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất tốt. Nợ công có ảnh hưởng, nhưng có ảnh hưởng tích cực đối với VN.

Đại Dương

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.