Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị

Theo ông Nguyễn Xuân Phú - Chủ tịch Tập đoàn Sunhouse, ai sở hữu thương hiệu sẽ sở hữu được nhiều giá trị nhất trong chuỗi giá trị. Và, quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu mạnh thì quốc gia đó sẽ thịnh vượng.

Lâu nay, người tiêu dùng Việt vẫn có tâm lý sính ngoại, sính hàng hiệu. Theo ông, đâu là lý do chính?

CEO Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Nguyên nhân chính bởi người tiêu dùng ngày càng thông thái, họ tin tưởng vào những mặt hàng mang thương hiệu nổi tiếng, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao của quốc gia có thương hiệu đó. Giá trị thương hiệu có thể chiếm đến 30% trong giá thành sản phẩm. Hiểu rộng ra, ai sở hữu thương hiệu sẽ sở hữu nhiều giá trị nhất trong chuỗi giá trị cấu thành nên sản phẩm, chuỗi giá trị của doanh nghiệp. Và quốc gia nào sở hữu nhiều thương hiệu thì sẽ có một thương hiệu quốc gia vững mạnh.

Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ảnh 1 Ông Nguyễn Xuân Phú – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sunhouse

Vậy theo ông, từng công đoạn cấu thành sản phẩm chiếm bao nhiêu phần trăm trong chuỗi giá trị?

CEO Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Bản chất các doanh nghiệp đều vận hành theo một chuỗi giá trị, từ nguyên vật liệu đầu vào, quá trình nghiên cứu phát triển, gia công sản xuất, quảng cáo marketing, phân phối tới người dùng... Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện này, một sản phẩm thường trải qua nhiều công đoạn, ở nhiều quốc gia khác nhau, liên kết trong chuỗi giá trị toàn cầu. Ví dụ, một chiếc điện thoại Samsung được thiết kế ở Hàn Quốc, còn sản xuất linh phụ kiện ở Trung Quốc, Thái Lan, lắp ráp ở Việt Nam, phân phối toàn cầu. Như vậy, khái niệm “Made in” chỉ còn có ý nghĩa rất nhỏ, khoảng 3 – 5% trong tổng chuỗi giá trị, 25% nữa nằm ở nguồn nguyên vật liệu, linh kiện, nhà xưởng; còn khoảng 70% nằm ở R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ ứng dụng công năng mới trên sản phẩm), thiết kế chế tạo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, phân phối, bảo hành bảo dưỡng.  

Nhắc đến một trong những thương hiệu về gia dụng nhà bếp hàng đầu tại thị trường Việt Nam hiện nay, người ta thường nghĩ ngay tới Sunhouse. Xin ông cho biết, để có được thành công này, Sunhouse đã làm những gì?

CEO Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Chúng tôi khao khát mang đến một thương hiệu Việt Nam mang tầm quốc tế. Sản phẩm của Sunhouse trước hết phải phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, khiến cho người dùng Việt yên tâm, tin tưởng sử dụng. Sau 20 năm xây dựng thương hiệu, đến nay Sunhouse đang dẫn đầu về nhận diện thương hiệu gia dụng nhà bếp tại thị trường Việt Nam, đồng thời nằm trong Top 500 doanh nghiệp (DN) tư nhân lớn nhất Việt Nam 2020. Công ty có cụm 8 nhà máy trên 100.000m2 đặt tại KCN Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội với năng lực sản xuất hàng triệu sản phẩm/tháng, bao gồm chảo chống dính, nồi inox, nồi anod, nồi cơm điện, ấm siêu tốc, bếp gas, bếp từ, máy lọc nước… Danh mục sản phẩm của Sunhouse hiện rất đa dạng, đã vượt ra ngoài căn bếp với các ngành hàng điện tử điện lạnh như điều hòa, máy lọc nước, bình nóng lạnh…Năm 2020, Sunhouse tiếp tục vinh dự là thương hiệu duy nhất trong ngành hàng gia dụng có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia.

Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ảnh 2  
Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ảnh 3 Hoạt động R&D tại nhà máy Sunhouse ở KCN Ngọc Liệp, Quốc Oai, Hà Nội

Theo tôi, để làm nên thành công của một DN, lãnh đạo DN đó phải biết đâu là thế mạnh của mình mà làm trước. Với Sunhouse, đầu tiên chúng tôi tập trung làm thương hiệu bằng cách mở rộng mạng lưới phân phối (hiện có 60.000 điểm bán trên 63 tỉnh, thành), sau đó tập trung vào R&D (nghiên cứu và phát triển sản phẩm/ ứng dụng công năng mới trên sản phẩm), Q&C (kiểm tra và quyết định thông qua chất lượng sản phẩm), dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng.

Xin ông nói rõ hơn về hoạt động R&D tại Sunhouse?

CEO Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Khác với QA-QC là kiểm soát chất lượng sản phẩm thì R&D là bộ phận nghiên cứu và phát triển ra các sản phẩm/ứng dụng công năng mới trên sản phẩm. Tại Sunhouse, chúng tôi tập trung vào việc cải tiến các dòng sản phẩm cũ (về công năng, hiệu năng); nội địa hóa các dòng sản phẩm OEM theo tiêu chuẩn phù hợp với người Việt (một phần trong số đó để giảm giá thành sản phẩm, hướng đến đại đa số người dùng hơn). Sunhouse đã mời các chuyên gia đầu ngành từ Hàn Quốc về hỗ trợ trong quá trình nghiên cứu R&D, đào tạo nhân sự công nghệ cao và sắp xếp hệ thống kiểm tra chất lượng luôn hoạt động ở công suất cao nhất. Trong số các chuyên gia cao cấp, đáng chú ý có ông Kim Young Jong - Nguyên Phó Tổng Giám đốc Cuckoo Electronics - hãng nồi cơm điện lớn nhất Hàn Quốc, mức lương chi trả cho chuyên gia này bằng lương của huấn luyện viên đội tuyển bóng đá nam Việt Nam Park Hang Seo.

Còn hoạt động kiểm soát chất lượng tại Sunhouse thì sao, thưa ông?

CEO Sunhouse Nguyễn Xuân Phú: Cách đây 3 năm, chúng tôi đã có một quyết định mang tính bước ngoặt - đầu tư nguồn vốn khổng lồ vào hệ thống nhà máy mới, nhằm hoàn thiện chuỗi sản xuất, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa và xây dựng được bộ quy chuẩn cho các dòng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế. Hiện DN đang tập trung vào thay đổi hệ thống quản lý chất lượng, đặc biệt là xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho sản phẩm. Nổi bật trên dây chuyền kiểm định sản phẩm ở Sunhouse là những chiếc máy có giá trị lên tới cả tỷ đồng, với nhiệm vụ “thử độ bền” của những chiếc chảo, bếp điện,...mô phỏng theo thực tế sử dụng của khách hàng. Có thể kể đến như máy kiểm thử nút đóng mở nắp vung nồi cơm điện với tần suất 10 nghìn – 1 triệu lần/tuần, đảm bảo độ nhạy và tuổi thọ các bộ phận nút ấn, lò xo bản lề; hoặc máy kiểm thử linh kiện lọc nước RO với chức năng kiểm tra kỹ lưỡng chất lượng lọc của lõi RO nhập khẩu và các chức năng khác của máy lọc nước như: áp suất nước, khả năng làm nóng – lạnh, độ rò rỉ nước tại vòi. Riêng với bộ phận vòi nước, thiết bị sẽ kiểm tra độ bền của nút vặn/gặt khoảng 1 triệu lần theo mô phỏng thực tế sử dụng.

Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ảnh 4 Máy kiểm thử linh kiện lọc nước RO của Sunhouse
Thương hiệu của một sản phẩm chiếm khoảng 30% chuỗi giá trị ảnh 5 Máy kiểm thử nút đóng mở nắp vung nồi cơm điện với tần suất 10 nghìn – 1 triệu lần/tuần, đảm bảo độ ngạy và tuổi thọ các bộ phận nút ấn, lò xo bản lề

Sunhouse quyết thay đổi từ lượng sang chất, phát triển đồng bộ về các lĩnh vực sản xuất mạch, nhựa, cơ khí, khuôn, điện tử, điện lạnh. Chúng tôi nhận ra rằng, chỉ khi hoàn thiện được chuỗi sản xuất khép kín, làm chủ công nghệ lõi, thương hiệu Sunhouse mới có được những bước tiến vững chắc trong tương lai không xa, nhất là khi “dấn thân” vào ngành hàng có hàm lượng chất xám công nghệ cao như Điện tử điện lạnh. Từ đó, tăng năng lực cạnh tranh với các DN trong và ngoài nước. Các thị trường xuất khẩu của Sunhouse ngày càng được mở rộng, hiện đã xuất sang 15 quốc gia. Đặc biệt, năm 2020, lần đầu tiên, Sunhouse đã xuất khẩu thành công sang thị trường Bắc Mỹ (đèn LED), chứng tỏ sản phẩm của Sunhouse đang dần tiếp cận được tiêu chuẩn cao của các thị trường khó tính.

MỚI - NÓNG