Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời…

Sản phẩm Thorakao
Sản phẩm Thorakao
TP - Ngày nào cũng vậy, cửa hàng Thorakao góc đường Cách Mạng Tháng Tám – Điện Biên Phủ (Q.3) luôn tấp nập khách ghé mua, người hộp kem nghệ, người chai dầu gội, tuýp sữa rửa mặt… Không chỉ các bà, các cô mới biết đến Thorakao mà giới trẻ hiện đại vẫn thường tìm đến thương hiệu này gửi “nhan sắc”.  

Có mặt trên thị trường hơn 60 năm qua, Thorakao vẫn không phụ lòng người tiêu dùng Việt. Năm 1957, bà Lan Hảo - mẹ vợ ông Huỳnh Kỳ Trân, Chủ tịch HĐQT Thorakao mở xưởng sản xuất các loại kem dưỡng da mang tên Lan Hảo. Giữa “mặt trận” mỹ phẩm đến từ Pháp, Ý, sản phẩm Lan Hảo rất khó cạnh tranh bởi bao bì, nhãn mác còn khiêm tốn. Cộng thêm mùi thuốc Bắc đặc trưng trong sản phẩm do làm từ nguyên liệu đông dược, trân châu, thạch cao, dầu thực vật... khiến người mua “khó ưng”.

Để bán được hàng, mỗi ngày, bà Lan Hảo đều cho nhân viên ra chợ hỏi tìm mua kem Lan Hảo. Các cửa hàng bách hóa thấy có nhu cầu bắt đầu lấy hàng về bán thăm dò. Người tiêu dùng thấy sản phẩm mới có nhiều người tìm kiếm nên cũng mua dùng thử. Sau, dùng thấy hiệu quả, tin tưởng, thế là càng nhiều người chọn kem Lan Hảo.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời… ảnh 1 Giá rẻ, chất lượng tốt chính là ưu điểm “níu” người tiêu dùng đến với Thorakao

“Thừa thắng xông lên”, đến năm 1961 nhiều sản phẩm mới ra đời như dầu gội đầu hoa hồng, xà bông thơm, nước bóng tóc paraffin… và đổi tên thương hiệu thành Thorakao.  Năm 1969, hãng mở chi nhánh tại Campuchia, bắt đầu xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Những năm đầu thập niên 1990 là thời kỳ Thorakao làm mưa làm gió trên thương trường nội địa. Hàng xuất khẩu của công ty cũng được đông đảo kiều bào ở nước ngoài tin dùng.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời… ảnh 2 Sản phẩm Thorakao

Thời điểm này cũng là giai đoạn phát triển mạnh mẽ nhất trong hành trình hơn 60 năm của Thorakao, khi thương hiệu này không chỉ đứng vững tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trong khu vực. Về sau, phải kể đến dòng kem dưỡng da chiết xuất từ nghệ của Thorakao còn tạo ra cơn sốt một thời không chỉ ở thị trường trong nước, trở thành người bạn đồng hành của hầu hết phụ nữ yêu cái đẹp, thích làm đẹp thời bấy giờ và cho đến tận nay.

Biết tiếng Thorakao, nhiều tập đoàn đa quốc gia vào Việt Nam làm ăn đã đến gặp ông Huỳnh Kỳ Trân đặt vấn đề mua lại hoặc mời Thorakao liên doanh…“Gia đình tôi luôn kiên định lập trường là dù thế nào đi nữa cũng phải cố gắng giữ gìn nghề gia truyền, xem đó là tài sản quý để lại cho các con thay vì bán đi để dành tiền cho chúng. Vì thế, chúng tôi đã từ chối mọi lời đề nghị mua lại Thorakao” - ông Trân kể.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời… ảnh 3 Nơi trưng bày sản phẩm Thorakao qua hành trình hơn 60 năm

Quyết tâm là vậy, nhưng những năm sau 1997, Thorakao vẫn không thể tránh được tình trạng bị chia sẻ thị phần bởi các tập đoàn nước ngoài. Và trong lúc nhiều nhãn hàng mỹ phẩm liên tiếp phủ sóng truyền thông, tung tiền quảng cáo thì Thorakao vẫn chủ yếu tập trung vào sản xuất, kinh doanh.

“Gia đình tôi luôn kiên định lập trường là dù thế nào đi nữa cũng phải cố gắng giữ gìn nghề gia truyền, xem đó là tài sản quý để lại cho các con thay vì bán đi để dành tiền cho chúng. Vì thế, chúng tôi đã từ chối mọi lời đề nghị mua lại Thorakao”.

Ông Huỳnh Kỳ Trân

Người ta cho rằng đó là lý do khiến cái tên Thorakao bị lu mờ nhưng ông Mai Tấn Dũng – Phó giám đốc kinh doanh Công ty Thorakaolại cho rằng: “Mình phải biết tự lượng sức, bỏ tiền ra lúc ấy chẳng khác nào muối bỏ bể. Nếu chịu đương đầu thì phải đủ sức, dài hơi chứ không thể lấy trứng chọi đá để rồi tiền mất tật mang”.

Thất thủ trên sân nhà

Thị trường kem đánh răng hiện tràn ngập những thương hiệu ngoại, nhưng cách đây vài chục năm, những cái tên chiếm lĩnh thị trường đều là thương hiệu Việt. Dạ Lan cũng là một thương hiệu đình đám như thế.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời… ảnh 4 Kem đánh răng Dạ Lan vẫn đang trong hành trình quay trở lại thị trường sau thời gian dài gần như bị “xóa sổ” trên thị trường hàng Việt

Năm 1988, ông Trịnh Thành Nhơn đưa ra thị trường kem đánh răng Dạ Lan. Đây là sản phẩm hợp tác giữa cơ sở sản xuất Sơn Hải (tiền thân của Công ty TNHH Hóa mỹ phẩm Sơn Hải) và kỹ sư Lưu Trung Nghĩa. Ngay từ thời điểm xuất phát, Dạ Lan gặp nhiều khó khăn trong khâu tiếp cận khách hàng, đặc biệt là kênh phân phối qua hệ thống tiểu thương, cửa hàng nhỏ do hàng Trung Quốc khi đó lấn át thị trường. Ông Nhơn đã nghĩ ra cách tiếp thị độc đáo là tặng lịch kèm theo 10 hộp kem đánh răng Dạ Lan; đặc biệt sản phẩm luôn đi kèm với nhiều chương trình khuyến mãi lớn, trúng thưởng cả tivi ở thời điểm năm 1990… Kem đánh răng Dạ Lan nhanh chóng được khách hàng đón nhận rộng rãi, trở thành sản phẩm bán chạy tại mọi cửa hàng, được sử dụng trong từng gia đình. Không chỉ vậy, thương hiệu này cũng từng bước đánh bật các sản phẩm Trung Quốc.

Thương hiệu vang bóng một thời: Thời thế, thế thời… ảnh 5 Kem đánh răng Dạ Lan vẫn đang trong hành trình quay trở lại

Giai đoạn năm 1993-1994, kem đánh răng Dạ Lan gần như chiếm lĩnh thị trường kem đánh răng nội địa, nắm trong tay tới 70% thị phần cả nước. Riêng từ Đà Nẵng trở vào là 90% thị phần. Thị phần của kem đánh răng Dạ Lan còn cao hơn cả P/S, vì P/S là thương nghiệp quốc doanh nên khó mở rộng thị trường. Đến khi Việt Nam mở cửa thị trường, nhưng luật lại chưa cho phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài, Dạ Lan trở thành đối tượng mà nhiều doanh nghiệp ngỏ ý muốn hợp tác.

Đến giờ, ông Trịnh Thành Nhơn vẫn còn ngậm ngùi với thương vụ bán lại kem đánh răng Dạ Lan cho nước ngoài năm xưa. "Nếu như ngày đó tôi không bán kem đánh răng Dạ Lan, thì có lẽ đến nay sự cạnh tranh trong thị trường này sẽ còn thú vị hơn" - ông nói.

Tuy nhiên, ngã rẽ đến với Dạ Lan khi những “đại gia” ngành hóa mỹ phẩm thế giới như Unilever và Colgate Palmolive tiến vào thị trường Việt Nam. Cũng như nhiều doanh nghiệp nội thời đó, Dạ Lan cũng lo lắng sẽ bị doanh nghiệp nước ngoài cạnh tranh, thậm chí thôn tính. Do vậy nên khi công ty Colgate Palmolive đặt vấn đề liên doanh với một mức giá “hời” cùng một tương lai tươi sáng, có thể vươn tầm khỏi biên giới Việt, ông chủ Dạ Lan nhanh chóng nhận lời.

Tiếc thay, chủ trương của Colgate là không muốn sử dụng nhãn hàng Việt Nam. Chỉ sau 3 tháng, Dạ Lan gần như bị xóa sổ, thay vào đó là tên tuổi của dòng kem đánh răng nước ngoài Colgate. Giờ đây, người Việt dùng nhiều sản phẩm của Colgate và họ hầu như không còn nhớ gì về Dạ Lan, một trong những tên tuổi hóa mỹ phẩm hàng đầu Việt Nam thế kỷ 20. Đến giờ, ông Trịnh Thành Nhơn vẫn còn ngậm ngùi với thương vụ bán lại kem đánh răng Dạ Lan cho nước ngoài năm xưa. "Nếu như ngày đó tôi không bán kem đánh răng Dạ Lan, thì có lẽ đến nay sự cạnh tranh trong thị trường này sẽ còn thú vị hơn" – ông nói. 

Chật vật “hồi sinh”

May mắn là Colgate Palmolive chưa đăng ký nhãn hiệu độc quyền khi mua lại Dạ lan. Năm 2009, sau khi liên doanh giữa Dạ Lan và Colgate Palmolive hết hiệu lực, ông Nhơn quyết định “tái sinh” thương hiệu vang bóng một thời Dạ Lan, dưới sự điều hành của công ty Hóa mỹ phẩm quốc tế (ICC) do ông thành lập. Dẫu vậy, Dạ Lan vẫn đang phải trải qua cuộc hồi sinh đầy thử thách.

Để tồn tại, Dạ Lan không đối đầu trực diện với các đối thủ hàng đầu trên thị trường mà sử dụng chiến lược kinh doanh linh hoạt với chi phí tiếp thị hiệu quả. Dạ Lan đánh vào các thị trường ngách như nông thôn. Với sản phẩm chất lượng, hương vị độc lạ và giá thành phải chăng, Dạ Lan liên tục tung các chiến lược tiếp thị cho khách hàng dùng thử, tặng quà, mở bán lưu động… Ông Trịnh Thành Nhơn cho hay, công ty đang bước vào giai đoạn kiến tạo tương lai để phát triển bền vững.

Muốn giữ vững thương hiệu, Thorakao cũng chú trọng vào thị trường ngách và xuất khẩu. Thorakao hiện có thị trường trong, ngoài nước luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng 15%/năm, đều đặn xuất hàng sang Mỹ và các nước Trung Đông với trên 500 sản phẩm các loại. Thị trường trong nước tiêu thụ khoảng 55 loại sản phẩm và chúng có mặt ở hầu hết các kênh bán hàng hiện đại, siêu thị Co.op Mart, Big C, LOTTE Mart, Emart, Auchan, Guardian, Medicare... 

Ngoài ra, Thorakao còn có công ty phân phối tại Singapore để phân bổ hàng sang các nước. Ngoài sản phẩm truyền thống, Thorakao liên tục nghiên cứu để cho ra các dòng sản phẩm mới như kem dưỡng da ốc sên, mủ trôm; kem nấm vân chi; tinh chất dưỡng tóc bưởi – dầu dừa – olive và mới đây nhất cho ra đời sản phẩm kem trắng da chanh sau ba năm thử nghiệm thành công… Ông Mai Tấn Dũng, Phó giám đốc kinh doanh Thorakaobộc bạch, cốt lõi vẫn là ở chất lượng sản phẩm. “Cái thật sẽ chinh phục được người tiêu dùng khó tính. Bởi thế mà đến bây giờ, nhiều Việt Kiều mỗi lần về nước vẫn mua sản phẩm Thorakao số lượng lớn để vừa xài, vừa làm quà tặng cho bạn bè ở nước ngoài. Không cách tiếp thị, quảng bá nào tốt hơn bằng việc người dùng xài, cảm nhận tốt và giới thiệu với người khác” – ông Dũng chia sẻ.

Bông Bạch Tuyết cũng từng là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế, nhưng cái tên này dần bị lu mờ bởi kết quả kinh doanh thua lỗ trong quá khứ và phải rời sàn chứng khoán từ 2009.

Hai năm trở lại đây, Bông Bạch Tuyết đang cho thấy những tín hiệu hồi sinh sau quãng thời gian dài chật vật. Doanh thu thuần năm 2017 đạt trên 92 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2016. Hai năm liên tiếp 2016 và 2017, công ty cùng báo lãi trên 14 tỷ đồng. Theo đó, công ty cũng trở lại sàn chứng khoán từ ngày 12/6/2018.

Bông Bạch Tuyết cũng từng là thương hiệu Việt đình đám một thời khi chiếm tới 90% thị phần bông y tế, nhưng cái tên này dần bị lu mờ bởi kết quả kinh doanh thua lỗ trong quá khứ và phải rời sàn chứng khoán từ 2009. 

MỚI - NÓNG
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
Hà Nội đề xuất có 4 thành phố trực thuộc
TPO - Theo định hướng đến năm 2050, Thủ đô có hai TP trực thuộc là Khoa học & Đào tạo Hòa Lạc với TP phía Bắc bao gồm địa giới hành chính huyện Sóc Sơn, Mê Linh và một phần Đông Anh; nghiên cứu hình thành thêm TP Du lịch ở khu vực Sơn Tây – Ba Vì và TP sân bay phía Nam ở Phú Xuyên – Ứng Hòa.
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
Một bà nội trợ vừa trúng Vietlott 25 tỷ đồng
TPO - Nhận cuộc gọi từ Vietlott thông báo trúng giải 25 tỷ đồng trong lúc chăm sóc con nhỏ tại bệnh viện, chị M. ở Kiên Giang quyết định sẽ sử dụng một phần tiền để trả nợ, chữa bệnh cho con và đón bố mẹ về phụng dưỡng.