Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III

Ở thời điểm cực thịnh, đế chế Nguyên Mông chinh phục được 24 triệu km2, tương đương 1/6 diện tích địa cầu và trở thành đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 1
 
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 2
 
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 3
 
Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 4
 

Không chỉ mở rộng xâm lược mà vị lãnh đạo của đế chế Nguyên Mông - Thành Cát Tư Hãn còn mang theo quân đội của phương Đông, mang theo văn hóa phương Đông, hỏa dược, thuật in ấn, la bàn… các văn minh Trung Nguyên cũng theo đó mà truyền về phương Tây; đồng thời người Mông Cổ cũng học hỏi, tiếp thu những thành tựu nổi bật của Phương Tây để tạo đà phát triển và củng cố sức mạnh lên những vùng đất mà họ xâm chiếm.

Tuy rất tàn bạo trong các cuộc xâm chiếm, người Mông Cổ lại tỏ ra là những nhà cai trị sáng suốt và khoan dung ở những vùng đất họ chiếm được. Ngoài việc duy trì nền hòa bình ở vùng chiếm đóng, họ còn tạo chính sách phát triển kinh tế, giao thương giữa các vùng, các lục địa với nhau. Chính Đế chế Nguyên Mông đã giúp hồi sinh Con Đường Tơ Lụa từ Á sang Âu, làm bàn đạp để chinh phục thế giới.

Với diện tích rộng lớn, người Mông Cổ đã xây dựng nên hệ thống thư tín tốc độ cao sử dụng ngựa có thể di chuyển tới 200km/ngày (một kỷ lục khó tưởng tượng thời bấy giờ).  

Trong thời kỳ Thành Cát Tư Hãn nắm quyền, hầu như mọi tôn giáo đều có những người cải đạo, từ Phật giáo tới Cơ đốc giáo và từ Minh giáo tới Hồi giáo cùng nhau phát triển.

Đặc biệt, trong thời gian trị vì, thành tựu đáng khâm phục nhất của Thành Cát Tư Hãn là thiết lập hệ thống chữ viết Mông Cổ dựa trên bảng chữ cái Duy Ngô Nhĩ, là tiền đề cho việc ban bố luật lệ khắp các bộ tộc. Tuy không phải là hệ thống chữ viết đầu tiên của Châu Á nhưng nó là bảng chữ cái đầu tiên được tiếp nhận và giảng dạy rộng rãi.

Ngoài ra, ông đã ban hành bộ luật bằng văn bản Yasa cho người Mông Cổ và ông ra lệnh phải tuân thủ bộ luật này một cách nghiêm ngặt; xây dựng tổ chức và quyền lực trong phạm vi vương quốc nhằm khuyến khích sự phục tùng tuyệt đối các quy định trong luật pháp. Với bộ luật Yasa, Thiết Mộc Chân cam kết cho thần dân và binh lính sự giàu có từ các chiến lợi phẩm thu được trong tương lai. Khi đánh bại các bộ tộc thù địch, ông không ruồng bỏ binh lính của họ mà đặt các bộ lạc đó dưới sự bảo hộ và hợp nhất các thành viên vào bộ tộc của mình.

Những điểm mới trong tư tưởng cùng với việc khuyến khích việc học hỏi đã giúp thành Thành Cát Tư Hãn gây dựng, củng cố niềm tin của người dân trong suốt quá trình trị vì của mình. Cho đến nay, sau hơn 800 năm, đế chế Thành Cát Tư Hãn vẫn được người dân Mông Cổ tôn vinh là anh hùng dân tộc, niềm tự hào và biểu tượng của Mông Cổ. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, ông trở thành nguồn cảm hứng cho sự trỗi dậy của nền kinh tế Mông Cổ. Các di tích và kỷ vật về Thành Cát Tư Hãn được dựng lên khắp nơi và được gọi là "Chinggis Khaan". Các trường đại học, khách sạn, sân bay quốc tế được đặt tên là Thành Cát Tư Hãn. Khuôn mặt của Thành Cát Tư Hãn xuất hiện trên các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, từ rượu tới các sản phẩm bánh kẹo, và cả trên tờ tiền… Người Mông Cổ vẫn giữ một niềm tin rằng, với tinh thần khát vọng, niềm tin mãnh liệt mà ông để lại, dân tộc Mông Cổ sẽ một lần nữa tạo nên kỳ tích.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 5
 

Xuyên suốt lịch sử của các đế chế hùng mạnh nhất như Ba Tư thứ nhất, La Mã, Ottoman… nền tảng tri thức đã tạo nên sức mạnh cho khát vọng chinh phục thế giới của các đế chế trong nhiều thời kỳ; góp phần đưa các đế chế này đến hùng mạnh, đồng thời cũng để lại nhiều di sản cho nhân loại. Riêng ở đế chế Nguyên Mông việc thiếu đi nền tảng tri thức nên không có nhiều đóng góp và dấu ấn để lại như các đế chế khác; nhưng chính nhờ tinh thần chiến binh thiện chiến, thiện nghệ đã giúp đế chế này chinh phục thế giới và trở thành một trong những đế chế hùng mạnh nhất trong lịch sử cổ đại.

Sự thành công của Đế chế Nguyên Mông phụ thuộc vào ý chí, khát vọng lớn của một cá nhân lan tỏa đến dân tộc, cùng với một lực lượng quân tinh nhuệ, kỷ luật nghiêm khắc, tổ chức tốt cùng với tinh thần ý thức hệ của người Mông Cổ và trong quá trình mở mang bờ cõi họ không ngừng mở rộng giao thương, không ngừng học hỏi… 

Nhưng rồi đế chế Nguyên Mông cũng suy tàn bởi chính khát vọng chinh phục thế giới nhưng được xây dựng trên lòng tham lam và sự sợ hãi thường trực, sách lược liên tục mở rộng bờ cõi bằng các cuộc chiến dù đã trở thành một đế chế hùng mạnh cùng nỗi sợ hãi, bị cai trị, bị biến thành nô lệ; Đế chế nổi lên nhưng thiếu nền tảng tri thức, có đầu tư sáng tạo học tập nhưng không mạnh mẽ, toàn diện, chỉ tập trung phục vụ cho mục đích xâm chiếm thuộc địa; Không thể hợp nhất được các tôn giáo gây nên sự mất đoàn kết dân tộc trong quá trình bành trướng lãnh thổ, người Mông Cổ dần bị tiêm nhiễm và đồng hóa khiến cho những cội rễ tinh thần, sức mạnh đế chế dần bị mất đi.

Tinh thần chiến binh tạo nên Đế chế Nguyên Mông hùng mạnh – Kỳ III ảnh 6  

(Đón đọc kỳ sau: Công thức cấu thành các cấp độ sức mạnh và tiến hóa của các nền Văn minh – Đế chế – Quốc gia.)

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.