Trách nhiệm xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp

Trách nhiệm xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới trách nhiệm xã hội của DN đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu. Triển khai tốt trách nhiệm xã hội của DN không những sẽ giúp cho DN kinh doanh tốt mà còn hỗ trợ DN giải quyết những vấn đề mang tính chiến lược và cốt lõi liên quan đến kinh doanh và các vấn đề xã hội. Xung quanh vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Lê Đình Quảng, Phó Ban quan hệ lao động, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Xin chào Ông Lê Đình Quảng!

 Chúng ta biết rằng thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp lại cho rằng, thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội sẽ khiến họ tăng gánh nặng chi phí. Ông có đồng tình với quan điểm này?

Nhiều doanh nghiệp thì cứ nghĩ rằng là thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chỉ làm tăng thêm chi phí mà không thấy cái lợi ích từ đó chưa quan tâm tới việc thực hiện. Thứ hai là nhiều doanh nghiệp hiểu là thực hiện trách nhiệm xã hội là chỉ quan tâm tới cái công việc xã hội thậm chí chỉ lo đến việc là làm từ thiện mà quên đi cái nội bộ của doanh nghiệp là trách nhiệm đối với chính người lao động. Hoặc thậm chí có người là vi phạm cả những trách nhiệm xã hội khác ví dụ như làm từ thiện rất tốt nhưng vẫn vi phạm về môi trường vẫn xâm phạm đến quyền lợi của người lao động thì đấy là những việc mà tôi cho rằng là do cái cách nhận thức và hiểu biết về trách nhiệm xã hội chưa đầy đủ.

Vậy ông có thể phân tích cụ thể hơn về những lợi ích mà doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội ?

Cái thứ nhất đối với người lao động thì cái thương hiệu của cái doanh nghiệp đó,  khẳng định được thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp và như vậy doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, ra nhập các chuỗi cung ứng toàn cầu. Và như vậy sẽ có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh tăng doanh thu tăng việc làm. Có điều kiện để xuất khẩu thì đấy là cái lợi thứ nhất.   Và tổng thể chúng tôi nghĩ rằng nếu doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong bối cảnh hội nhập doanh nghiệp sẽ có điều kiện cạnh tranh và tham gia vào thị trường một cách bình đẳng. 

Trách nhiệm xã hội, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp ảnh 1  

Vâng như vậy là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường thế còn đối với việc thu hút nhân tài, thu hút lao động giỏi thì sao thưa ông?

 Khi thực hiện tốt trách nhiệm xã hội ấy thì quyền lợi của người lao động được đảm bảo và giữ chân được người lao động và thu hút được những lao động có chất lượng. Và cũng là động lực để người lao động người ta hăng say lao động sản xuất, sáng tạo có trách nhiệm với doanh nghiệp và từ đó nâng cao cái hiệu quả của doanh nghiệp. Thứ ba nữa, là khi thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động thì cũng đòi hỏi doanh nghiệp có những cải tiến từ quản lý nhân lực, từ quản lý sản xuất cho nên là có điều kiện để tiết kiệm các chi phí sản xuất  và như vậy là nâng cao cái hiệu quả. Cho nên chúng tôi nghĩ rằng nếu những doanh nghiệp mà thực hiện tốt được trách nhiệm xã hội đối với người lao động là những doanh nghiệp giữ chân được người lao động Còn những doanh nghiệp thực hiện không tốt thì cái hậu quả đầu tiên là người lao động người ta không gắn bó và đấy cũng là một khó khăn cho các doanh nghiệp

Xin cảm ơn Ông!

Bài phỏng vấn trên được thực hiện trong khuôn khổ chương trình “Kinh doanh và Pháp luật” do Đài Truyền hình Việt Nam và Công ty Cổ phần Truyền thông ALO (ALO Media) phối hợp thực hiện, với sự hỗ trợ của Tổng Công ty Khí Việt Nam - PV Gas. Chương trình được phát sóng vào 09h00’ Thứ Bảy, phát lại vào 14h00’ Chủ nhật hàng tuần trên Kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Chương trình được cập nhật tại Website: http://kinhdoanhvaphapluat.com/

Kính mời bạn đọc theo dõi!

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.