Trung Đông – điểm hẹn xuất khẩu của doanh nghiệp

Trung Đông – điểm hẹn xuất khẩu của doanh nghiệp
TP - Trung Đông là thị trường lớn cho xuất khẩu. Để có được thành công, doanh nghiệp phải đối mặt nhiều rủi ro. Các nhà quản lý, kinh tế đã bàn luận nhiều “chiêu” hỗ trợ doanh nghiệp vào thị trường này.
Trung Đông – điểm hẹn xuất khẩu của doanh nghiệp ảnh 1

Hàng Việt Nam tại Trung tâm Giới thiệu sản phẩm ở Đu-bai - Ảnh: Trần Toàn

Ông Lương Mạnh Hùng, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp địa phương (Bộ Công Thương) nhận định:  Trung Đông nổi lên là thị trường xuất khẩu đầy triển vọng trong khu vực. Quan hệ kinh tế - Thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Đông phát triển tốt đẹp.

Nhiều nước ở Trung Đông đang hướng hoạt động thương mại sang phía Đông, trong đó có Việt Nam cũng tạo thêm cơ hội để hàng hóa của nước ta gia tăng được kim ngạch xuất vào thị trường này.

Kim ngạch xuất khẩu hai chiều Việt Nam - Trung Đông có năm đã đạt gần 1,2 tỷ USD. Các thị trường có mức tăng trưởng mạnh, như: Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE 233 triệu USD), Thổ Nhĩ Kỳ (202 triệu USD), Israel (57 triệu USD) và Ả Rập Xê út (51 triệu USD).

Đó là chưa kể lượng hàng hoá qua Trung Đông sang các nước thứ ba.  Năm 2007, ngoài thị trường UAE, xuất khẩu của Việt Nam đã chuyển các thị trường khác như Thổ Nhĩ Kỳ, Israel và Ả Rập Xê út. Thổ Nhĩ Kỳ và UAE đã trở thành hai thị trường xuất khẩu đứng đầu khu vực.

Đẩy mạnh lĩnh vực nào ?

Thị trường Trung Đông tiềm ẩn nhiều trở ngại, thách thức không nhỏ. Theo ông Nguyễn Công Hiến, Phó Vụ trưởng Vụ Châu Phi - Tây Á - Nam Á (Bộ Công Thương): “Trung Đông được biết đến như một “điểm nóng” về chính trị, an ninh với những diễn biến phức tạp ở một số nước, một số tổ chức. Mặt khác, tình trạng thiếu thông tin, cạnh tranh gay gắt đang là những thách thức đối với doanh nghiệp”.

Theo ông Hiến, năm 2006, Việt Nam không xuất được gạo vào thị trường này. Hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực khác còn rất hạn chế. Hai bên chưa thống nhất được phương thức thanh toán và giá cả, chưa hiểu cung cách làm ăn của nhau...

Ông Phạm Minh Trí, Trưởng phòng kinh doanh, Cty CP Long Vĩ (Đà Nẵng) trăn trở: “Chúng tôi muốn đẩy mạnh thâm nhập thị trường Trung Đông, tuy nhiên hạn chế về thông tin và nguồn lực, khiến chúng tôi gặp không ít khó khăn.

Theo ông Hiến, muốn tăng cường kim ngạch xuất nhập khẩu, hạn chế những rủi ro trong kinh doanh, cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ, tìm hiểu trực tiếp thị trường thông qua các đợt khảo sát thị trường tại Trung Đông.  

MỚI - NÓNG