Trung Quốc mua nhãn hiệu xe hơi lớn cuối cùng của Anh

Trung Quốc mua nhãn hiệu xe hơi lớn cuối cùng của Anh
(TPO) Nhà sản xuất ôtô Trung Quốc Nam Kinh đã mua lại tập đoàn xe hơi lớn cuối cùng của nước Anh MG Rover, sau cuộc cạnh tranh đấu thầu 3 bên đầy căng thẳng kéo dài suốt 3 tháng qua.
Trung Quốc mua nhãn hiệu xe hơi lớn cuối cùng của Anh ảnh 1

Nam Kinh là 1 trong 2 công ty Trung Quốc tham gia vụ mua lại MG Rover, đối thủ còn lại Cty ô tô Thượng Hải (SAIC).

Tony Lomas, lãnh đạo của PriceWaterhouseCoopers (PwC) cho biết: “Nam Kinh sẽ bắt đầu tiếp nhận quyền kiểm soát toàn bộ tài sản của Rover và sẽ xây dựng các kế hoạch cho tương lai”.

Tin này là 1 đòn nặng giáng mạnh vào nhà doanh nghiệp Anh David James, chủ tập đoàn Kimber, tập đoàn đã nỗ lực mua lại một phần của Rover.

David James là một chuyên gia khôi phục lại các công ty phá sản. Đầu tuần vừa qua, ông cho biết tổng giá trị khoản thầu mà ông bỏ ra là khoảng 40 triệu bảng.

Từ cách đây 1 tuần, mọi việc đã có vẻ thuận buồm xuôi gió đối với Nam Kinh, tuy nhiên sau đó SAIC lại đưa ra một khoản thầu mới, tiếp đó lại đến lượt David James.

Tiến sĩ David Bailey của trường Đại học kinh doanh Birmingham nhận định: “Việc Nam Kinh chiến thắng trong vụ mua lại toàn bộ Rover hoàn toàn không có gì ngạc nhiên. Tuy nhiên một vài người đã cho rằng Thượng Hải sẽ thắng cuộc vì tập đoàn này có ý định mua lại Rover trước Nam Kinh và cũng đã mua một số bản quyền từ trước đó.”

Kế hoạch sản xuất của Nam Kinh

Nam Kinh muốn chuyển nhà máy sản xuất động cơ và một một số nhà máy sản xuất xe về Trung Quốc, tuy nhiên vẫn giữ lại 1 nhà số nhà máy tại Anh.

Nhà sản xuất ôtô lâu đời nhất Trung Quốc này cũng đã có kế hoạch xây dựng một bộ phận đảm nhiệm mặt kỹ thuật và Nghiên cứu và phát triển tại Anh Quốc

Hiện tại Nam Kinh vẫn chưa công bố họ sẽ tuyển dụng bao nhiêu nhân công. Tuy nhiên theo đài BBC thì các kế hoạch dài hạn của Nam Kinh sẽ cần đến khoảng 2000 người việc làm tại Anh.

Trong giai đoạn chuyển đổi, một lượng nhỏ nhân công sẽ do MG Rover Group và bộ phận sản xuất động cơ Powertrain tuyển dụng. Đồng thời, Nam Kinh cũng sẽ bắt đầu tuyển người để tiến hành thực hiện các chiến lược của mình.

Nam Kinh đã sớm nói rằng hãng muốn khởi động lại việc sản xuất ôtô Rover ở miền tây Midlands, nhưng có thể sẽ xem xét cả các địa điểm khác cũng như nhà máy trước đây của Rover tại Longbridge, Birmingham.

Tất cả các model về sau này, từ thể thao đến các xe cỡ nhỏ và cỡ trung vẫn sẽ mang nhãn hiệu MG Rover. Kế hoạch của Nanjing là sản xuất các xe cỡ nhỏ và cỡ trung tại Trung Quốc, sau đó mới xuất khẩu linh kiện sang Anh để lắp ráp.

Điều này khiến liên đoàn lao động Anh T&G lo ngại rằng tập đoàn Trung Hoa này sẽ không duy trì sản xuất ổn định tại Anh Quốc.

Hôm nay, Tổng thư ký Liên đoàn Tony Woodley phát biểu: “Nhìn vào hồ sơ đấu thầu của Nam Kinh và SAIC thì rõ ràng SAIC có kế hoạch tạo nhiều việc làm tại Anh hơn là Nam Kinh”.

Ông cho biết thêm Liên đoàn sẽ liên hệ ngay với Nam Kinh để hội đàm về vấn đề việc làm.

Nam Kinh đã chỉ rõ sẽ sử dụng MG làm nhãn hiệu chủ yếu tại thị trường Châu Âu, đồng thời phát triển các nhãn hiệu khác của MG Rover như Austin chẳng hạn.

Các bản quyền sở hữu

Dù đã mua lại thành công, Nam Kinh vẫn sẽ phải đối mặt với “trận chiến” lâu dài về mặt luật pháp.

Trước đây SAIC đã mua các quyền sở hữu trí tuệ để bán các dòng xe Rover 25 và 75 tại Trung Quốc.

Nam Kinh tuyên bố điều này sẽ không làm ảnh hưởng gì đến các kế hoạch của mình.

Ngoài ra, Honda cũng đã có trong tay bản quyền của một số công nghệ của MG Rover. Hãng này đã giành lại trang thiết bị cùng các bản thiết kế chi tiết, gây khó khăn cho Nam Kinh trong việc sản xuất xe Rover 45 (loại xe dựa trên nền của Honda Civic) hay các model MG ZS.

Công ty Nam Kinh thành lập tại Jiangsu năm 1947Là nhà sản xuất ôtô đầu tiên của Trung QuốcSản xuất xe con, xe tải và xe bus. Có hơn 16.000 nhân công, là đối tác trước đây của FiatMục tiêu năm 2006: tiêu thụ 300.000 xe

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.