Trung Quốc toan tính gì khi chi 10 tỷ USD xây hai nhà máy điện hạt nhân?

Trung Quốc hiện có công suất phát điện hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Trung Quốc hiện có công suất phát điện hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới. Ảnh: Shutterstock
Vào đầu tuần trước, Trung Quốc đã phê duyệt hai dự án nhà máy điện hạt nhân mới có giá trị lên tới 10 tỷ USD, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng khi quan hệ với nhiều nước đang ngày một căng thẳng.

Quốc gia này vẫn phụ thuộc nhiều vào than đá và các nhiên liệu hóa thạch khác, nhưng vào tháng 5, Hội đồng Nhà nước, nội các Trung Quốc, nhấn mạnh sự cần thiết phải phát triển các nguồn năng lượng khác nhau để đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh hiện nay.

“Chúng tôi sẽ thúc đẩy việc nâng cấp các nhà máy nhiệt điện than, tích cực nhưng thận trọng phát triển thủy điện, phát triển an toàn các cơ sở điện hạt nhân tiên tiến và duy trì sự phát triển tối ưu của năng lượng gió và quang điện”, theo báo cáo.

Trung Quốc hiện đang phụ thuộc chủ yếu vào dầu, khí đốt và than để sản xuất đủ điện đáp ứng nhu cầu của mình và nhập khẩu của cả ba loại này đều tăng trong năm ngoái. Năm 2017, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới và sản lượng nhập khẩu năm ngoái đã tăng 9,5%.

Yang Fuqiang, cố vấn năng lượng cao cấp của văn phòng Hội đồng Phòng thủ Tài nguyên Thiên nhiên Bắc Kinh, cho biết các ưu tiên trong chính sách năng lượng của Trung Quốc là phát triển các nguồn carbon thấp, sạch, hiệu quả - nhưng chính phủ cũng “coi trọng an ninh ngay từ bây giờ”.

Michal Meidan, giám đốc Chương trình Năng lượng Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, đã viết trong một bài bình luận được đăng trên trang web của viện vào tháng 6 rằng, an ninh năng lượng rõ ràng đang trở thành mối quan tâm lớn hơn đối với các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc.

“Mối quan hệ xấu đi với Mỹ đã làm gia tăng mối lo ngại về sự phụ thuộc vào nhập khẩu trong khi Covid -19 nhấn mạnh đến các nút thắt cơ sở hạ tầng trong nước liên quan đến phân phối và lưu trữ", bà Michal nhấn mạnh.

Bà nói: “Nó cần phải cân bằng sự phát triển của các dạng năng lượng khác nhau, nhưng cũng có một ưu tiên là than… nên nhường chỗ cho năng lượng tái tạo và đóng vai trò hỗ trợ”.

Trung Quốc toan tính gì khi chi 10 tỷ USD xây hai nhà máy điện hạt nhân? ảnh 1

Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành quốc gia nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới. Ảnh: SCMP

Than chiếm 57,7% năng lượng sử dụng của Trung Quốc vào năm ngoái và ông Yang cũng bày tỏ hy vọng số liệu này sẽ giảm xuống dưới 50% vào cuối năm 2025.

Nhằm tự chủ hơn về năng lượng và giảm thiểu ảnh hưởng do điện than gây ra với môi trường, Trung Quốc duyệt hai dự án xây nhà máy điện hạt nhân, bao gồm dự án mở rộng nhà máy điện hạt nhân trên đảo Hải Nam và dự án xây nhà máy điện hạt nhân ở Chiết Giang với tổng trị giá hợp đồng lên tới hơn 70 tỷ NDT (10 tỷ USD.

Các nhà máy điện hạt nhân mới sẽ sử dụng lò phản ứng Hualong One. Đây là lò phản ứng nội địa sử dụng công nghệ Pháp, tối ưu hơn lò phản ứng AP1000 của Mỹ.

Wei Zhaofeng, Phó Chủ tịch Hội đồng Điện lực Trung Quốc, nói rằng nếu Trung Quốc đẩy nhanh tốc độ xây dựng từ 6 lên 8 lò phản ứng mỗi năm từ năm 2021 đến năm 2030, công suất điện hạt nhân có thể đạt 137GW vào năm 2030.

Các nhà máy hạt nhân của Trung Quốc có công suất khoảng 42,8 GW, tổng công suất cao thứ ba trên thế giới, vào tháng 3/2019, theo Hiệp hội Hạt nhân Thế giới. Nhưng một khi tất cả các lò phản ứng đang được xây dựng đi vào hoạt động, nó sẽ vượt qua Mỹ khi đạt công suất hơn 108GW.

Theo tính toán của Greenpeace, trong 5 tháng đầu năm 2020, Trung Quốc đã tăng thêm 48 gigawatt (GW) nhà máy nhiệt điện than, gấp 1,6 lần công suất lắp đặt vào năm 2019, theo tính toán của Greenpeace.

Yang thừa nhận rằng than sẽ vẫn đóng vai trò chủ đạo trong chính sách năng lượng, nhưng cho biết một kế hoạch cơ sở hạ tầng nhằm thúc đẩy việc sử dụng xe điện và sử dụng công nghệ tiên tiến sẽ giúp cắt giảm việc sử dụng dầu và khí đốt trong lĩnh vực giao thông.

Mặt khác, Trung Quốc tiếp tục dẫn đầu thế giới về phát triển điện gió và điện mặt trời. Năm ngoái, nó đã bổ sung thêm 56GW năng lượng gió và mặt trời, mặc dù điều này đánh dấu sự sụt giảm so với 66GW vào năm 2018.

Meidan cho rằng đất nước vẫn chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa việc thúc đẩy năng lượng sạch và sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch - điều được phản ánh trong quy hoạch ở tất cả các cấp.

Bà nói: “Nhiều tỉnh hiên đã bật đèn xanh cho đầu tư các dạng năng lượng từ than hơn là gió và mặt trời.”

Theo Theo Dân trí
MỚI - NÓNG