TTCK ngày 17/3: Cả hai sàn giảm mạnh

TTCK ngày 17/3: Cả hai sàn giảm mạnh
Phiên đầu tuần (17/3), TTCK bất ngờ giảm mạnh trên cả hai sàn gây thất vọng cho rất nhiều nhà đầu tư. VN-Index giảm mạnh tới 28,09 điểm, HASTC-Index cũng giảm tới 14,53 điểm.

Hôm nay là thời điểm mà các ngân hàng thương mại trong danh sách mua tín phiếu bắt buộc phải thực hiện việc mua tín phiếu theo quy định.

Ngay đợt giao dịch đầu tiên, VN-Index đã giảm tới 20,57 điểm xuống còn 623,23 điểm, rất nhiều lệnh đặt bán giá sàn được tung ra.

Tuy nhiên, khối lượng giao dịch đợt 1 chỉ dừng lại trên 2,1 triệu đơn vị với giá trị trên 121,1 tỉ đồng.

Đến đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index mất thêm 6,38 điểm so với đợt đầu tiên, kéo chỉ số thị trường về 616,84 điểm. Khối lượng giao dịch lúc này đã đạt trên 10,1 triệu đơn vị với giá trị tương ứng là 534,2 tỉ đồng.

Kết thúc phiên, VN-Index đã mất tổng cộng 28,09 điểm, lùi về mức 615,71 điểm. Toàn sàn chỉ có 2 mã tăng giá, 2 mã đứng giá tham chiếu và có tới 149 mã giảm giá (trong đó có tới 117 mã giảm kịch sàn). Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 17,8 triệu đơn vị với giá trị tương ứng là 1.228 tỉ đồng.

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường mất điểm mạnh trong phiên giao dịch này là thông tin về một lượng lớn cổ phiếu (CP) được bổ sung vào sàn TP.HCM như ITA, SSI đã khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Số lượng CP bán ra tăng cao trong khi ô dư mua lại rơi vào cảnh “vườn không nhà trống”.

Hai CP tăng giá trong phiên này là RIC của Công ty CP Quốc tế Hoàng Gia tăng 1.500đ/CP lên 53.500đ/CP và RHC của Công ty CP Thủy điện Ryninh 2 tăng 400đ/CP lên 37.400đ/CP.

Trong khi đó, BMC, NTC và TCT cùng giảm 8.000đ/CP xuống mức giá lần lượt là 163.000đ/CP; 155.000đ/CP và 166.000đ/CP. DHG và IMP cùng giảm 7.000đ/CP xuống còn 165.000đ/CP và 133.000đ/CP.

Một số CP lớn như PVD, VNM và FPT cùng mất 6.000đ/CP xuống tương ứng là 116.000đ/CP, 117.000đ/CP và 131.000đ/CP. STB giảm sàn 2.400đ/CP xuống còn 46.400đ/CP, giao dịch của STB phiên này là gần 2 triệu đơn vị. SSI giảm sàn 4.000đ/CP xuống còn 77.000đ/CP.

*Trên sàn Hà Nội, HASTC-Index cũng giảm tới 14,53 điểm xuống còn 210,16 điểm (tương đương với mức giảm 6,47%). Tổng khối lượng giao dịch đạt 5,2 triệu đơn vị với trị giá tương ứng là 277,06 tỉ đồng.

Màu đỏ tràn ngập bảng giao dịch điện tử khi có tới 123/132 mã giảm giá, 6 mã đứng giá tham chiếu và 3 mã tăng giá. LBE tăng nhiều nhất trên sàn khi có thêm 2.000đ/CP lên mức 28.000đ/CP; trong khi đó, S99 giảm mạnh nhất sàn khi mất đi 14.300đ/CP xuống còn 130.500đ/CP.

Theo H.Minh
Thanh Niên

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.