Tương lai của Viettel Telecom năm 2025

Trong tương lai, nhà mạng sẽ gắn liền với robot, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)… khi cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng
Trong tương lai, nhà mạng sẽ gắn liền với robot, trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data)… khi cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng
Khép lại hành trình mang di động phổ cập đến mọi người dân, đưa ngành viễn thông Việt theo kịp sự phát triển của viễn thông thế giới, bước vào giai đoạn mới, Viettel Telecom đặt ra mục tiêu mới: chuyển đổi nhanh từ nhà cung cấp dịch vụ truyền thống sang cung cấp dịch vụ số.

Khi telco không chỉ bán sim thẻ!

Năm 2000, kể từ khi có ý tưởng về việc thành lập một dự án di động, Viettel đã xác định điểm sống còn tạo nên sự khác biệt và mang lại cạnh tranh tốt là mạng lưới. “Gốc của dịch vụ là chất lượng mạng lưới, nên phải xây dựng mạng lưới trước, kinh doanh sau. Không có bất cứ quảng cáo nào bằng mạng tốt, chất lượng tốt, tự nó sẽ đi sâu vào xã hội”, lãnh đạo Viettel thời đó khẳng định.

Tư duy ấy đã khiến Viettel xây dựng quy trình làm việc rất khác biệt. Để tự xây dựng mạng lưới, tự tạo nên kênh phân phối của mình mà không dựa vào ai cả, Viettel đã dồn tổng lực, dùng toàn bộ sức mạnh của công ty cho di động với khẩu hiệu: “Di động được ưu tiên số 1”. Trong lòng dự án, những người Viettel duy trì kỷ luật về tiến độ, nhưng cho phép cơ chế mềm dẻo, báo cáo vượt cấp để bộ máy linh hoạt hơn, mạnh mẽ hơn.

Kết quả là đến năm 2004, Viettel cung cấp dịch vụ di động tới người dân, thì chỉ trong thời gian ngắn, sóng của nhà mạng này đã phủ 100% tỉnh và thành phố, và là nhà mạng đầu tiên của Việt Nam mang được mạng lưới tới mọi miền Tổ quốc.

Ưu thế về mạng lưới tiếp tục được Viettel triển khai trong dự án mới, khi các bước nhảy về công nghệ viễn thông diễn ra: từ dịch vụ 3G, 4G rồi tới 5G. Tuy nhiên, dù khai thác và kinh doanh các dịch vụ di động truyền thống đã mang lại nền tảng kinh nghiệm và tài chính vững chắc cho Viettel, nhưng trong thời kỳ “di động không chỉ là điện thoại”, tương lai của ngành viễn thông không chỉ là bán SIM, thẻ, cạnh tranh giảm giá cước siêu rẻ, hay tạo ra vùng phủ sóng rộng và chất lượng tốt nữa.

Trong thời đại mới, khi mục tiêu năm 2025 của nhà mạng này là trở thành một Telco số, thì theo nhận định của Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel – Thiếu tướng Lê Đăng Dũng: “Mạng lưới giờ đây chỉ là điều kiện cơ bản chứ không phải là cái mà quyết định sống còn của chúng ta nữa”.

Yêu cầu tiên quyết đặt ra đối với Viettel Telecom lúc này là chuyển đổi nhanh chóng từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang nhà cung cấp dịch vụ viễn thông số, lấy chính nhu cầu của khách hàng, để cung cấp các dịch vụ số theo chiều rộng, và chiều sâu , như: truyền hình, dữ liệu đám mây, phân tích dữ liệu lớn, IoT, quảng cáo di động... trên nền tảng công nghệ 4G, 5G.

“Khi AI tới, nếu chúng ta không tìm được chỗ đứng của mình thì tất cả những dịch vụ tự động có thể loại chúng ta ra khỏi cuộc chơi”, ông Lê Đăng Dũng bình luận.

Con đường đến tương lai

Trong mục tiêu mới, Viettel Telecom đặt ra hàng loạt các thách thức cho mình: Trở thành Telco số có trải nghiệm khách hàng số 1 tại Việt Nam, bùng nổ điện thoại thông minh tới 100% ngưởi dân, và dịch vụ Internet kết nối vạn vật – IoT, chiếm 50% số lượng thiết bị kết nối tại Việt Nam vào năm 2025.

Để làm được điều này, Viettel Telecom đã sớm đưa vào nghiên cứu và triển khai hàng loạt các dịch vụ mới, như trở thành một trong số ít nhà mạng trên thế giới cung cấp dịch vụ 5G, ứng dụng siêu kết nối vào smarthome, quản lý khách hàng bằng Big Data thông qua hệ thống Viettel Customer 360, tạo ra hệ sinh thái các dịch vụ A.I như chăm sóc khách hàng, nhận diện khách hàng, kết nối IoT sâu rộng thông qua hệ thống NB-IoT… Viettel đã nắm trong tay một mô hình xã hội số thu nhỏ gần như đầy đủ, phục vụ nhu cầu của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Tương lai của Viettel Telecom năm 2025 ảnh 1 “Trong hành trình mới, chúng tôi vẫn tiếp tục lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ số theo cả chiều rộng và chiều sâu”, ông Cao Anh Sơn – Tổng Giám đốc Viettel Telecom cho biết.

Với các khách hàng từng tham gia nhiều triển lãm của Viettel Telecom thời gian gần đây, họ có thể mường tượng ra hình ảnh chính mình trong một xã hội số mới, dựa trên các dịch vụ của Viettel. Hứng thú với công nghệ eSIM và kết nối thông qua đồng hồ thông minh khi đang có ý định mua một chiếc đồng hồ với chức năng liên lạc và định vị kết nối nhanh, chị Quỳnh Hương ở Cầu Giấy nhận xét: “Cuộc sống số giờ tự nhiên như hơi thở, và chẳng có ranh giới tuổi tác hay giới tính. Viettel với những công nghệ rất “đời” đã và đang kéo khoảng cách thế hệ giữa chúng tôi và các con lại gần nhau hơn”.

Vẫn kiên trì sứ mệnh mang công nghệ tới đến với tất cả mọi người, Viettel luôn quan tâm tới nhóm khách hàng dễ bị tổn thương bởi sự thay đổi của cuộc sống số. Triết lý nhân văn này được thể hiện đầy đủ trong thông điệp khi doanh nghiệp này cung cấp dịch vụ 4G: “Khi công nghệ tiến lên phía trước, sẽ không ai bị bỏ lại phía sau”.

Và đúng như lời hứa, Viettel đã xây dựng một mạng lưới 4G phủ toàn quốc ngay từ khi khai trương dịch vụ, để người dân, dù ở biên giới hay vùng sâu, vùng xa đều được khám phá công nghệ mới nhất.

Là người trải qua hai giai đoạn đối lập của dịch vụ di động – từ lúc còn là dịch vụ xa xỉ (trước khi có Viettel) đến khi trở thành thiết yếu (khi Viettel cung cấp) – anh Trần Hữu Đông (một khách hàng ở Mỹ Đình) tham quan các khu trưng bày của Viettel Telecom tin rằng, những điều Viettel đã làm cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông sẽ trở thành động lực để công ty viễn thông số một Việt Nam vững bước vào kỷ nguyên số.

Ông Cao Anh Sơn, Tổng giám đốc Viettel Telecom chia sẻ: “Trong hành trình mới, chúng tôi vẫn tiếp tục lấy khách hàng làm trung tâm để cung cấp các dịch vụ số theo cả chiều rộng và chiều sâu. Viettel Telecom cần chuyển đổi số mạnh mẽ, xây dựng văn hóa số, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ số cho khách hàng”.

Đối với ban lãnh đạo Tập đoàn Viettel, con đường duy nhất mà Viettel Telecom phải đi ngay lúc này là chuyển đổi nhanh, chuyển đổi quyết liệt, chuyển đổi từ nội bộ rồi đến dịch vụ số cho khách hàng.

“Chỉ một năm nữa thôi, các bạn sẽ thấy Viettel Telecom thay đổi rất lớn về cách bán hàng, cách phục vụ khách hàng theo hướng số hoá và on-line. Mỗi cán bộ, công nhân viên của chúng tôi sẽ tự chuyển đổi, tự số hoá chính mình để đáp ứng phương pháp kinh doanh mới”, Thiếu tướng Lê Đăng Dũng– Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh.

Tương lai của Viettel Telecom năm 2025 ảnh 2  

Tại sự kiện Hành trình 15 năm di động Viettel, Tổng Công ty Viễn thông Viettel chính thức ra mắt dịch vụ lưu trữ dữ liệu cá nhân trên nền tảng đám mây – Lifebox được tích hợp trên ứng dụng MyViettel và gửi tặng khách hàng của mình, mỗi người 5GB trên kho lưu trữ này.

Bên cạnh việc giúp khách hàng dễ dàng lưu lại tất cả các khoảnh khắc, kỷ niệm, trong cuộc sống số của mình, kho dữ liệu đám mây cá nhân Lifebox còn có thể lưu trữ được các dữ liệu khách hàng gửi lên từ các thiết bị IoT của mình (gồm video từ thiết bị camera giám sát an ninh tại hộ gia đình, thông tin lịch sử về nhiệt độ, độ ẩm từ các cảm biến nhiệt độ, độ ẩm tại hộ gia đình hay thiết bị theo dõi chất lượng không khí…) để thuận tiện cho việc truy xuất, theo dõi và phân tích cho các nhu cầu sử dụng.

Với dịch vụ lưu trữ đám mây, Viettel Telecom đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ là đơn vị đứng đầu Việt Nam cả về thị phần, tiện ích và mức độ bảo mật. Sẽ có 40 triệu khách hàng sử dụng Cloud hàng ngày không chỉ cho mục đích lưu trữ mà còn là để trải nghiệm các dịch vụ IOT. Động thái này cũng góp thêm những thông điệp mạnh mẽ của lãnh đạo Viettel Telecom, quyết tâm chuyển dịch số thành công./.

MỚI - NÓNG
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
Cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM bị cáo buộc nhận hối lộ 14,4 tỷ đồng
TPO - Cơ quan điều tra cáo buộc, bị can Dương Hoa Xô có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định của pháp luật để triển khai mua sắm thiết bị, song quá trình thực hiện, ông chỉ đạo cấp dưới "thông đồng" với Công ty AIC để nâng khống giá gây thiệt hại cho Nhà nước. Đổi lại, bị can được phía AIC hối lộ 14,4 tỷ đồng.