Ủn ỉn đi tây

Ủn ỉn đi tây
TP - Cái thú đập heo đất cuối năm và mua heo đất tặng con cháu để tích cóp của để dành cho một năm mới khiến cho những người “nặn” heo ở “làng heo đất” tại Bình Dương vẫn ăn nên làm ra. Và giờ đây, heo đất đã đi đến tận trời Tây.
Ủn ỉn đi tây ảnh 1

Ông Đỗ Văn Năm (55 tuổi), “bén duyên” với nghề làm heo đất từ 15 năm nay, bộc bạch: “Trước đây một sương hai nắng với nghề nông vất vả nhưng nông vụ cũng có lúc thất thường. Từ ngày làm heo đất, cuộc sống của gia đình đã thay đổi, cái hay nữa là “mình tự làm chủ mình”, lại không tốn nhiều sức lực”.

Heo đất của ông Năm không chỉ xuất bán cho các tỉnh miền Tây mà mỗi tháng ông xuất sang Campuchia, Lào gần 10.000 con. Theo ông Năm, nhiều thương lái đã mua từ heo đất từ đây để sau đó xuất khẩu qua Thái Lan, Úc và Nhật Bản.

Bà Lê Thị Nghiêm – Chủ lò nung heo đất to nhất khu Thuận Giao - cho biết: “Tháng 4/2008, lò của tôi đã xuất được hơn 10.000 chú heo sang Campuchia theo đơn đặt hàng.

Ở Campuchia, Lào và Thái Lan người dân có truyền thống tặng heo bỏ ống cho con cháu vào dịp tết cổ truyền và đập heo chúc mừng may mắn nên vào thời điểm này, heo bán chạy lắm!”.

Một thương lái ở Đồng Tháp là mối nhập heo ở làng heo đất Thuận Giao khoe với bà Nghiêm, rằng chỉ riêng thị trường Campuchia, khoảng hai, ba ngày là “ăn” sạch cả 10.000 “chú” heo đất. “Họ thích nhất bởi heo đất Bình Dương có chất đất tốt và nước sơn tinh xảo” - Bà Nghiêm tự hào.

Mới đây lò heo của chị Trương Thị Kim Oanh (ấp Bình Thuận 2) cũng nhận đơn đặt hàng từ một doanh nhân là Việt kiều ở Anh gần cả nghìn con heo cỡ nhỏ.

Hơn hai năm trở lại đây, nghề làm heo đất của bà con vùng Bình Thuận đã tinh xảo hơn rất nhiều. Từ chất đất trắng, những lò nung kỹ thuật cao và sơn phủ đẹp nên heo đất nơi đây vẫn có sức hút trên thị trường quốc tế. Mỗi năm “ủn ỉn” vượt đại dương cũng đem về cho bà con “làng heo đất” cả chục tỷ đồng.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.