Vàng trong dân không phải vàng 'chết'

Vàng trong dân không phải vàng 'chết'
Không nên xem số vàng trong dân như là số vàng "chết", mà phải coi đó là nguồn vốn dự trữ trong nền kinh tế. Khi người dân vững tin vào triển vọng phát triển kinh tế chắc chắn sẽ dễ dàng huy động số vốn này vào sản xuất, kinh doanh, hoặc gửi vào ngân hàng như một kênh đầu tư.

Vàng trong dân không phải vàng 'chết'

>> Quản lý thị trường vàng: Khai thông hơn cấm đoán

Không nên xem số vàng trong dân như là số vàng "chết", mà phải coi đó là nguồn vốn dự trữ trong nền kinh tế. Khi người dân vững tin vào triển vọng phát triển kinh tế chắc chắn sẽ dễ dàng huy động số vốn này vào sản xuất, kinh doanh, hoặc gửi vào ngân hàng như một kênh đầu tư.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Nghị quyết 11 của Chính phủ vừa mới ban hành đã nêu nhiều giải pháp nhằm ưu tiên kiềm chế lạm phát, trong đó có vấn đề quản lý thị trường ngoại tệ và vàng sao cho có thể xóa bỏ yếu tố đầu cơ, gây bất lợi đối với ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Riêng đối với thị trường vàng có chủ trương hạn chế, tiến tới xóa bỏ kinh doanh vàng miếng, đã gây không ít xôn xao, lo lắng trong nhân dân.

Theo tôi, cần cân nhắc một cách thận trọng việc triển khai chủ trương này, nhất là cần có lộ trình 1-2 năm, chứ không nên nóng vội ngay tức khắc trong bối cảnh lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ đang bị giảm sút, trong nhân dân đang có nhu cầu cất trữ, bảo toàn vốn bằng vàng. Hơn thế, chính phủ các nước, các tổ chức tài chính, quỹ tiền tệ trên thế giới lại đang có nhu cầu mua vàng dự trữ thay thế cho đồng đô-la bị mất giá, yếu thế trên toàn thế giới. Trung Quốc cũng đã khuyến cáo dân chúng nên tích trữ vàng để chống lạm phát.

Vấn đề có tính cấp thiết hiện nay là phải thay đổi, đổi mới cách quản lý thị trường vàng, sao cho vừa bảo đảm thỏa mãn nhu cầu cất trữ, bảo toàn vốn của DN, người dân, vừa có thể xóa bỏ tận gốc yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gây tác hại cho nền kinh tế, ổn định vĩ mô.

Đồng thời, có thể huy động được một số lượng không nhỏ vàng trong dân thông qua hệ thống ngân hàng có tổ chức, có cách quản lý khéo léo, linh hoạt, phù hợp với nhu cầu của thị trường, của người dân và nhu cầu quản lý, kiểm soát của Nhà nước.

Cốt lõi của vấn đề quản l‎ý thị trường vàng trong thời gian tới chính là tổ chức lại và quản lý thị trường vàng một cách có hiệu quả sao cho giá cả ổn định, liên thông hợp lý với giá vàng thế giới, không để mất cân đối quan hệ cung cầu vàng trên thị trường trong nước, không để giới đầu cơ lợi dụng tình hình không ổn định, thời điểm có những cơn sốt, làm giá với mục đích đầu cơ trục lợi, gây bất lợi cho ổn định vĩ mô và nền kinh tế.

Như vậy, yêu cầu bức bách hiện nay là phải tổ chức lại, đổi mới triệt để quản lý thị trường vàng nhằm mục tiêu cao nhất là bình ổn thị trường này, trở thành thị trường có tổ chức, có sự quản lý mềm dẻo, linh hoạt nhưng vẫn bảo đảm thỏa mãn các nhu cầu hợp lý của người dân, của DN đối với các chức năng truyền thống của vàng (cất trữ, bảo toàn vốn, thanh toán... ).

Trong điều kiện còn nhiều khó khăn về dự trữ ngoại tệ hiện nay, Nhà nước rất cần huy động số vàng trong dân để phục vụ cho lưu thông tiền tệ, luân chuyển nguồn vốn cho phát triển kinh tế, mặc dù người dân vẫn có thói quen cất trữ vàng, thanh toán bằng vàng.

Do đó, không thể trong một sớm một chiều thay đổi thói quen sử dụng chức năng này, nhất là khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ giảm sút.

Mặt khác, cũng không nên xem số vàng trong dân như là số vàng "chết" mà phải xem đó là nguồn vốn dự trữ trong nền kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, lạm phát được kéo xuống thấp, giá trị đồng nội tệ được cũng cố và nâng lên, DN và người dân vững tin vào triển vọng phát triển kinh tế chắc chắn sẽ dễ dàng huy động số vốn này vào sản xuất, kinh doanh, hoặc gửi vào ngân hàng như một kênh đầu tư.

Như vậy, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải tổ chức lại và đổi mới sâu sắc quản lý thị trường vàng, xóa bỏ tận gốc yếu tố đầu cơ, lũng đoạn thị trường, gây tác hại ổn định vĩ mô và nền kinh tế. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết trong việc quản ly thị trường vàng trong khi chúng ta đang triển khai các giải pháp, chính sách ưu tiên kiềm chế lạm phát hiện nay.

TS Phạm Minh Trí
Theo Diễn đàn kinh tế Việt Nam

Theo Tổng hợp
MỚI - NÓNG
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
Cải tạo chung cư cũ: 'Hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi'
TPO - “Nếu cán bộ quan tâm đến công việc, hay như tôi nói ở hội nghị Ban Chấp hành là có tình yêu với Hà Nội thì tự khắc đứng dậy, khắc có trách nhiệm với nhân dân, khắc giải quyết các vướng mắc, tồn tại. Nếu cứ chung chung, hời hợt, vô cảm thì 5-10-15 năm sau vẫn thế thôi, không làm được” - Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nói.