Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp: Có thể bị phạt trên 300 triệu đồng

Vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp: Có thể bị phạt trên 300 triệu đồng
TP - Đó là một trong những nội dung của Nghị định 106 “quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp” vừa được Chính phủ ban hành.

Hành vi xâm phạm quyền sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí do cá nhân, tổ chức thực hiện nhằm mục đích kinh doanh, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và cho xã hội (hoặc không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền mặc dù đã được chủ sở hữu quyền yêu cầu trong trường hợp sản phẩm, hàng hóa vi phạm có giá trị đến 20 triệu đồng) thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 lần đến 2 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa  bị vi phạm.

Mức phạt tiền từ 4 lần đến 5 lần giá trị sản phẩm, hàng hóa  vi phạm được áp dụng đối với trường hợp sản phẩm đó có giá trị từ trên 60 triệu đồng trở lên (tức là mức tiền phạt có thể lên đến trên 300 triệu đồng-PV). 

Đó là một trong những nội dung của Nghị định 106 “quy định xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp” vừa được Chính phủ ban hành.

Cũng theo Nghị định 106, Chính phủ yêu cầu mọi hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp phải được phát hiện, xử phạt kịp thời và bị đình chỉ ngay.

Mức phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng áp dụng đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi không xuất trình hoặc xuất trình không đầy đủ các tài liệu, thông tin, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp hoặc cho người có thẩm quyền khi được yêu cầu.

Phạt tiền từ 7 - 10 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo mật đối với dữ liệu kết quả thử nghiệm trong thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hóa phẩm.

Nghị định này thay thế Nghị định số 12/1999/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành sau 15 ngày đăng Công báo. 

MỚI - NÓNG