Vì sao cần "cứu" thị trường chứng khoán?

Vì sao cần "cứu" thị trường chứng khoán?
Theo TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế TƯ, việc Chính phủ có biện pháp nhằm bình ổn và khôi phục TTCK là cần thiết.
Vì sao cần "cứu" thị trường chứng khoán? ảnh 1
Các nhà đầu tư thở phào khi chứng khoán thoát hiểm

Nếu không sẽ khá nguy hiểm vì TTCKVN còn non trẻ; nếu để vỡ thì các NĐT sẽ mất lòng tin, tháo chạy và khả năng hồi phục là rất khó.

Chỉ với đánh giá trên đây cùng với việc Chính phủ, Bộ Tài chính, UBCKNN, SCIC và nhiều cơ quan liên quan kiến nghị và đang thực hiện việc cứu TTCK đã đủ cho thấy sự cần thiết và cấp bách đã đến mức nào.

Đương nhiên, việc cứu ở đây không có nghĩa là "bảo hộ" và càng không phải là việc vi phạm các nguyên tắc của cơ chế thị trường. Không riêng gì VN mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Mỹ khi cần thiết cũng phải ra tay cứu TTCK.

Song, cứu không có nghĩa là tung tiền ra để mua vào hay trợ giá cho CP; mà ở đây việc cứu TTCK thông qua các chính sách kinh tế và công cụ tài chính đúng đắn. Cụ thể, hàng loạt biện pháp cứu được đưa ra gồm giữa IPO và phát hành thêm CP nhằm tránh sự pha loãng và cung vượt cầu.

Bên cạnh đó là việc thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng để điều hòa luồng vốn. Đặc biệt, một biện pháp cứu hữu hiệu đó là giúp NĐT lấy lại niềm tin, không bán tháo CP để dần bình ổn TTCK...

Từ những biện pháp trên có thể thấy, sẽ không hề có biện pháp nào mang tính chất bảo hộ hay trợ giá mua CP. Đồng thời càng không xảy ra việc Nhà nước mang tiền ra để mua CP này, CP kia để cứu riêng NĐT hay DN nào.

Ngày 6.3, những biện pháp trên đã tỏ ra một phần hiệu quả. NĐT đã bắt đầu bình tâm và không còn dấu hiệu tháo chạy; TTCK đã có một phiên giao dịch sôi động, kèm theo đó là một bầu không khí khá an toàn cho cả TTCK và NĐT. Rõ ràng, nếu suy xét phương diện vĩ mô thì cứu TTCK chính là cứu một lĩnh vực kinh tế mà Nhà nước và cả NĐT mất nhiều công sức xây dựng.

Ngoài ra, sự phát triển ổn định của TTCK còn có tác dụng góp phần phát triển thị trường vốn, tăng nguồn đầu tư và ít nhiều bình ổn và sự bền vững các thị trường liên quan khác như BĐS, vàng... Vì thế, cứu TTCK là một phần trong hàng loạt biện pháp để bình ổn, giữ vững và phát triển nền kinh tế VN hiện nay.

Theo A.X
Lao động

MỚI - NÓNG
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
Vì sao giá vé máy bay tăng cao?
TPO - Hiện nay dòng máy bay Airbus A321 Neo có phần linh kiện đang trong thời gian bảo trì bảo dưỡng. Theo yêu cầu của nhà chế tạo, hàng loạt máy bay đã phải triệu hồi, phải dừng các chuyến bay bằng dòng máy bay này. "Các hãng nội địa của chúng ta dùng dòng máy bay này là chính nên dẫn đến việc hạn chế, thiếu hụt máy bay. Đây là một tác nhân cho việc giá vé máy bay tăng cao trong thời gian qua" - Cục Hàng không thông tin tới lãnh đạo TP. Đà Nẵng. 
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
Tỉnh ủy Tuyên Quang công bố quyết định về công tác cán bộ
TPO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tuyên Quang bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Việt - Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giữ chức vụ Giám đốc Sở Nội vụ và kiêm nhiệm Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy; bổ nhiệm ông Nguyễn Mạnh Tiến - Ủy viên Uỷ ban Kiểm tra Tỉnh ủy giữ chức vụ Phó Trưởng ban Dân tộc tỉnh.