Vì sao hàng loạt máy đánh bạc được nhập cảng Sài Gòn?

Vì sao hàng loạt máy đánh bạc được nhập cảng Sài Gòn?
Ngày 23/2, Cty Kinh doanh sản xuất Sài Gòn- ĐăkLăk (SADACO) làm thủ tục nhập khẩu lô hàng 5 container gồm 3.899 bộ máy trò chơi điện tử có thưởng hoặc không có thưởng (không phải máy đánh bạc, cá cược) đã qua sử dụng, xuất xứ từ Nhật Bản.
Vì sao hàng loạt máy đánh bạc được nhập cảng Sài Gòn? ảnh 1
Những chiếc máy đánh bạc đang bị giữ tại Tân Cảng

Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra (chứng thư giám định số 07730/VHP ngày 25/2/2005) của Phòng Kiểm tra văn hoá phẩm XNK (Sở VHTT TP.Hồ Chí Minh), trong số hàng nói trên có 498 máy chơi điện tử may rủi có thưởng mang tính chất đánh bạc, thuộc danh mục hàng không được phép nhập khẩu và sử dụng tại Việt Nam.

Căn cứ trên kết quả giám định, ngày 28/2/2005, Hải quan TP.Hồ Chí Minh đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với SADACO về hành vi nhập hàng cấm.

Vì sao hàng loạt máy đánh bạc đã qua sử dụng ở nước ngoài lại được nhập qua Tân Cảng (Cảng Sài Gòn khu vực I). Tháng 8/2003 Bộ Thương mại đã cho phép SADACO tạm nhập 80.000 bộ máy vi tính và 80.000 bộ máy chơi điện tử đã qua sử dụng (không phải máy đánh bạc, cá cược) để gia công và tái xuất ra nước ngoài theo hợp đồng đã ký với Cty Maruto Tsusho của Nhật Bản.

Đến nay, SADACO đã nhập tổng cộng 14 container, tương đương khoảng 10.000 bộ máy chơi điện tử. Theo lý giải của SADACO, việc “lẫn” 498 máy có tích chất đánh bạc chỉ là một sự cố, do phía đối tác gây ra, vì họ là người cung cấp nguồn hàng. Vả lại, trước sau gì toàn bộ các loại máy này đều được tái xuất sau khi đã gia công tháo rời (?)

Ngoài số hàng vi phạm đang được tạm giữ tại Tân Cảng chờ xử lý, phần còn lại đã được SADACO chuyển về tiến hành gia công tại một phân xưởng ở KCN Sóng Thần (Bình Dương). Những máy trò chơi được tháo rời, phân loại theo từng nhóm linh kiện sau đó đóng gói và xuất toàn bộ ra nước ngoài (địa chỉ xuất do Cty Maruto Tsusho chỉ định).

Riêng phần khung gỗ, khung thép tận thu từ những máy này, SADACO giữ lại để tận dụng làm vật liệu theo sự cho phép của Bộ Thương mại (tại văn bản số 5073 TM/KHDT ngày 13/10/2004).

Tuy nhiên, theo qui định của Bộ Thương mại, hợp đồng gia công nói trên chỉ có hiệu lực đến ngày 30/6/2005, nhưng đến nay SADACO vẫn chưa tái xuất được một lô hàng nào. 

MỚI - NÓNG