Vì sao nhà đầu tư lớn nhất Việt Nam kêu khó với quy định làm thêm?

Làn sóng Hàn Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Việt Nam.
Làn sóng Hàn Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Việt Nam.
Với tổng mức vốn đầu tư 25 tỷ USD, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp Hàn Quốc đang gặp trở ngại bởi sự bất hợp lý của quy định thời gian làm thêm, doanh nghiệp buộc phải tăng ca dẫn đến tăng chi phí lao động.

Theo số liệu mới nhất từ Tổng Cục Thống kê, 11 tháng năm 2015 đã có 56 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án cấp phép mới tại Việt Nam.

Trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 25 tỷ USD, chiếm 18,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Malaysia 24 tỷ USD; Vương quốc Anh 12,69 tỷ USD; Nhật Bản 12,67 tỷ USD.

Hàn Quốc cũng có nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam hơn Nhật Bản với khoảng 653 dự án, trong khi đó, con số này của doanh nghiệp Nhật Bản là 281 dự án.

Làn sóng Hàn Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Việt Nam. Chỉ riêng hai tổ hợp sản xuất của Samsung ở Bắc Ninh đã kéo theo hơn 40 nhà cung cấp Hàn Quốc đi cùng. Bên cạnh đó còn có LG, Lotte. Dòng chảy thương mại và đầu tư sắp tới sẽ tiếp tục, nhất là khi FTA Việt Nam - Hàn Quốc được tận dụng.

Tuy nhiên, nhà đầu tư lớn này đang gặp khó trong sản xuất bởi quy định về giờ làm thêm tại Việt Nam khiến doanh nghiệp khó tận dụng được lợi thế nhân công giá rẻ.

“Bộ luật Lao động 2012 quy định thống nhất thời gian làm việc thêm tối đa là 30 giờ/tháng bất kể có những thời kỳ cao điểm và thấp điểm của từng doanh nghiệp, khiến các doanh nghiệp rất khó đáp ứng các đơn hàng sản xuất hoặc tiến độ do người mua hàng đề ra nếu tuân thủ quy định về thời gian làm thêm giờ này.”, ông Ryu Hang Ha, Chủ tịch KoCham nói.

Chủ tịch KoCham cũng nhấn mạnh rằng điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh và buộc các doanh nghiệp phải tăng ca sản xuất trong những thời kỳ cao điểm, dẫn đến tăng chi phí lao động.

Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không đôi khi phát sinh và đôi khi doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm cho người mua theo các điều kiện do người mua hàng đặt ra.

Đại diện KoCham nói, hạn chế về thời gian làm thêm nêu trên có thể ảnh hưởng rất lớn tới quyết định đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Vì vậy, mong muốn được nhà đầu tư gửi đến Chính phủ Việt Nam là có thể điều chỉnh và áp dụng linh hoạt các quy định về làm thêm giờ theo các biện pháp như vào thời kỳ cao điểm, doanh nghiệp có thể bố trí cho người lao động làm thêm giờ một cách linh động để đáp ứng tiến độ giao hàng do khách hàng/người mua hàng đề ra.

Câu chuyện nâng thời gian làm thêm giờ tại Việt Nam được kiến nghị từ lâu nhưng hiện vẫn chưa có câu trả lời cụ thể.

“Chúng tôi chia sẻ với kiến nghị của doanh nghiệp, sẽ lắng nghe, tiếp thu và dần dần tháo gỡ”, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh nói.

Theo Theo Người Đồng Hành
MỚI - NÓNG
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
Công an Bình Dương nói gì về phản ánh đội 'phản ứng nhanh' xử lý sự cố giao thông… chậm?
TPO - Theo phản ánh của người dân, mô hình Đội cơ động xử lý sự cố giao thông (CĐXLSCGT) tại tỉnh Bình Dương chưa phát huy được hiệu quả như kỳ vọng, một số vụ tai nạn, ùn tắc song sự xuất hiện của lực lượng này tại hiện trường chậm. Về việc này, lãnh đạo Công an tỉnh Bình Dương đã phân tích một số nguyên nhân để làm rõ.