Việt Nam đã có tên trong bảng 'chỉ số toàn cầu hóa'

Việt Nam đã có tên trong bảng 'chỉ số toàn cầu hóa'
Tháng 10/2007, Tập đoàn tư vấn AT Kearney và tạp chí Chính sách đối ngoại đã công bố bảng xếp hạng này. Đây là lần thứ 7 bảng đáng giá thường niên trên được công bố, và là lần đầu tiên VN có tên trong danh sách xếp hạng, với vị trí 48/72 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Việt Nam đã có tên trong bảng 'chỉ số toàn cầu hóa' ảnh 1

Việc đánh giá mức độ toàn cầu hóa dựa trên 4 nhóm tiêu chí: kinh tế, nhân lực, công nghệ, và chính trị.

Khái niệm toàn cầu hóa vẫn được định nghĩa theo nhiều khía cạnh với nhiều tiêu chí đo lường khác nhau.

Tuy nhiên, bảng xếp hạng “Chỉ số toàn cầu hóa”, là một trong những bảng xếp hạng tổng hợp nhất và uy tín nhất để đánh giá về mức độ tham gia quá trình toàn cầu hóa của mỗi quốc gia.

Vì vậy, việc lần đầu tiên Việt Nam có tên trong đã thể hiện bước tiến trong vị thế toàn cầu của Việt Nam.

72 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt trong danh sách năm nay chiếm tới 88% dân số thế giới và 97% tổng thu nhập thế giới.

Việc xếp hạng dựa trên khảo sát bốn nhóm tiêu chí: hội nhập kinh tế (thương mại và vốn), giao lưu con người (lao động, du lịch, kiều hối, điện thoại quốc tế...), kết nối công nghệ (số người dùng Internet, số trang chủ Interner, số máy chủ Internet), và tham gia vào chính trị thế giới (tham gia các tổ chức quốc tế, các hiệp định quốc tế, đóng góp cho việc giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc, và dòng vốn trao đối giữa các chính phủ).

Vị trí của Việt Nam

Ví trí tương đối của Việt Nam (trong tổng số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ)

Bốn nhóm tiêu chí chính:

- Hội nhập kinh tế: 19

- Dòng nhân lực: 50

- Kết nối công nghệ: 52

- Tham gia chính trị thế giới: 57

Các tiêu chí cụ thể:

- Thương mại: 10

- FDI: 33

- Điện thoại: 63

- Du lịch: 64

- Kiều hối: 15

- Người dùng Internet: 46

- Địa chỉ Internet: 71

- Máy chủ Internet: 66

- Tham gia tổ chức quốc tế: 56

- Đóng góp cho việc giữ gìn

hòa bình của Liên hợp quốc: 69

- Tham gia các hiệp định: 40

- Dòng vốn chính phủ: 41

Tổng hợp: 48

(Nguồn: AT Kearney)

Tuy Việt Nam mới chỉ đứng hạng 48/72, nhưng một điểm đáng lưu ý là bảng xếp hạng năm 2007 chủ yếu dựa trên số liệu của năm 2005.

Với những bước nhảy vọt của Việt Nam trong hai năm 2006 và 2007, bao gồm việc gia nhập WTO, sự tăng đột biến về vốn nước ngoài, cũng như mới đây nhất là trở thành ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hoàn toàn có cơ sở để dự báo Việt Nam sẽ chiếm vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng năm tới. 

Một điểm đang lưu ý khác là bảng xếp hạng dựa trên những con số tỉ lệ, thay vì con số tuyệt đối. Có lẽ vì thế mà những nền kinh tế lớn sẽ vất vả hơn nếu muốn giành vị trí cao. Cụ thể là vị trí xếp hạng của Nga và Trung Quốc còn thấp hơn cả Việt Nam!

Trong số 72 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam có các mặt được xếp hạng như thương mại (hạng 10), kiều hối (hạng 15), tăng trưởng kinh tế (hạng 19).

Các yếu tố còn xếp hạn thấp của Việt Nam gồm dịch vụ Internet (hạng 66 và 71), và hạng 69 về tiêu chí “đóng góp cho việc giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc”. (Điều này cũng cho thấy không phải tiêu chí nào cũng phải là mục tiêu giành vị trí cao của mỗi quốc gia).

Các nước láng giềng của chúng ta

Một điểm đáng tự hào của Đông Á là trong năm nay, ngoài việc Singapore tiếp tục giữ vững vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng, thì Hongkong đã chiếm vị trí thứ hai do Thụy Sĩ giữ trong năm 2006.

Malaysia tuy xếp hạng 23/72, nhưng đã tụt 4 bậc so với năm trước. Tuy tình hình thương mại xếp hạng 3/72, tăng trưởng kinh tế xếp hạng 9/72, nhưng các tiêu chí chính trị (hạng 63/72) là nguyên nhân chính cho sự tụt hạng.

Philippines cũng tụt 7 bậc để còn ở hạng 38, trong đó nguyên nhân chính là sự sụt giảm của dòng vốn FDI (xếp hạng 63/72).

Thái Lan bị tụt 8 bậc để đứng xuống vị trí 53, thấp hơn cả Việt Nam, mặc dù Việt Nam mới có mặt lần đầu, còn Thái Lan đã có mặt từ những lần xếp hạng đầu tiên của AT Kearney. Lý do tụt hạng của Thái Lan chủ yếu vẫn là chính trị.

Indonesia còn tệ hơn, tụt đến 9 bậc để còn ở vị trí 69/72. Tuy Indonesia không có điểm “đặc biệt yếu”, nhưng lại có sự yếu kém toàn diện về nhiều yếu tố toàn cầu hóa, như dòng chuyển dịch nhân lực (hạng 68/72), điện thoại (67/72), du lịch (65/72), dòng vốn chính phủ (67/72). Đồng thời, nước này cũng không có điểm sáng nào như thương mại và kinh tế như của Việt Nam để “kéo” vị trí tổng thể lên.

Như trên đã nói, có thể có những nhìn nhận và kỳ vọng khác nhau về “Chỉ số toàn cầu hóa”, trong đó không hẳn vị trí cao ở tiêu chí nào cũng là mục tiêu của quốc gia. Tuy nhiên, việc Việt Nam lần đầu tiên có mặt với vị trí khá tốt cũng là một niềm tự hào, và có thêm một thông số để chúng ta xác định được vị thế chúng ta đang ở đâu trên thế giới này.

Theo VietnamNet

MỚI - NÓNG
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
Harry từ bỏ quyền cư trú ở Anh
TPO - Hoàng tử Harry đã ghi Mỹ là nơi cư trú chính, thay vì Vương quốc Anh như trước đây, trong hồ sơ kinh doanh. Đáng nói, thay đổi này được thực hiện vào thời điểm anh chính thức dọn khỏi nhà tân hôn Frogmore Cottage.