Việt Nam đang gặp những thách thức gì?

Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Ảnh: Xuân Linh
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Ảnh: Xuân Linh
TP - “Kiểm soát lạm phát, quản lý đầu tư công, giải quyết các bất bình đẳng trong xã hội là những điểm mà Chính phủ Việt Nam cần lưu ý trong thời gian tới”- Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam chia sẻ sau nhiệm kỳ 5 năm công tác tại Việt Nam.
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại Việt Nam Ảnh: Xuân Linh
Ông John Hendra, Điều phối viên thường trú Liên Hợp Quốc tại
Việt Nam. Ảnh: Xuân Linh.
 

Lạm phát cao sẽ khiến nhiều hộ tái nghèo

Ông đánh giá thế nào về các biện pháp chống lạm phát của Chính phủ Việt Nam thời gian qua? Đâu là những điểm cần lưu ý và ưu tiên trong thời gian tới?

Giống như nhiều nước ở châu Á khác, Việt Nam đang phải đối mặt với áp lực lạm phát nặng nề hơn so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện tỷ lệ lạm phát của Việt Nam cao hơn so với các nền kinh tế ASEAN khác và thuộc hàng cao nhất thế giới. Các biện pháp đang được Chính phủ thực hiện là những nỗ lực đáng kể.

Nghị quyết 11 là “bước ngoặt” trong tư duy chính sách. Lần đầu tiên trong nhiều năm qua, tăng trưởng không còn được coi là ưu tiên số 1. Điều này thể hiện sự đồng thuận coi trọng chất lượng tăng trưởng và phát triển.

Chính phủ đã rất chủ động, tích cực trong việc sử dụng các yếu tố lãi suất và sự mất giá tiền tệ nhằm giải quyết lạm phát. Tuy nhiên, các áp lực liên quan việc giảm tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng ngoại tệ, dự trữ ngoại tệ thấp và thâm hụt thương mại cao vẫn là những mối quan ngại lớn.... Cần đặt trọng tâm vào việc giảm tăng trưởng tín dụng ở các doanh nghiệp nhà nước chứ không phải ở khối doanh nghiệp tư nhân cũng như doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Điểm nữa là giờ đây lạm phát đang ảnh hưởng đến đời sống và bữa ăn hằng ngày của người dân vùng sâu, vùng xa và cả người nghèo ở đô thị, đặc biệt là lao động di cư nghèo, cựu công chức hưởng lương hưu và những người có thu nhập thấp. Về lâu dài, lạm phát có khả năng khiến nhiều gia đình quay trở lại tình trạng nghèo.

Cảnh báo tham nhũng trong giáo dục, y tế

Vậy đâu là thách thức đối với Việt Nam trong thời gian tới? Ông có khuyến nghị gì với Chính phủ?

Một trong những vấn đề Việt Nam cần lưu ý thời gian tới là quản lý, ưu tiên đầu tư công. Điều này không chỉ hướng tới trọng tâm tăng trưởng kinh tế mà còn cả sự ổn định và đảm bảo phúc lợi xã hội.

Một vấn đề khác là việc minh bạch hóa trong các chính sách, trao đổi thông tin mang tính chiến lược cần phải được làm rõ hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam và cộng đồng quốc tế cần được cập nhật thường xuyên hơn với các chính sách và đảm bảo tính minh bạch của chính sách.

Vấn đề nữa là biến đổi khí hậu. Đây là vấn đề được quan tâm trong thời gian gần đây ở Việt Nam. Cải cách việc chống tham nhũng là vấn đề cần đẩy mạnh tại Việt Nam. Tỉ lệ này nhỏ thôi nhưng lại gây nhức nhối, tác động đời sống của người dân nghèo. (Nhiều người dân phải trả những khoản tiền không chính thức để được đảm bảo tiếp cận với các vấn đề về giáo dục và y tế).

Một số thay đổi mà chúng tôi tin tưởng Việt Nam có thể thực hiện được là cải cách giáo dục mạnh mẽ hơn, đặc biệt ở lĩnh vực Đại học.

Phạm Tuyên ghi

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG