Việt Nam vươn lên vị trí 27 trên thế giới về chỉ số tiếp cận điện năng

Liên tục áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cung cấp điện đã giúp Việt Nam chính thức đạt Top 4 ASEAN sớm 2 năm so với mục tiêu Chính phủ đặt ra
Liên tục áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng cung cấp điện đã giúp Việt Nam chính thức đạt Top 4 ASEAN sớm 2 năm so với mục tiêu Chính phủ đặt ra
Theo Báo cáo Doing Busines 2019 được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 31/10, chỉ số tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đã tăng 37 bậc so với năm trước, lên hạng 27 trên tổng số 190 quốc gia, nền kinh tế được đánh giá. Với việc này, Việt Nam chính thức đạt Top 4 ASEAN sớm 2 năm so với mục tiêu Chính phủ đặt ra.

Theo kết quả đánh giá, chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2018 của Việt Nam đã thăng hạng vượt bậc, đạt được mức xếp hạng cao nhất từ trước đến nay, đạt 87,94 điểm - đứng ở vị trí 27 trên tổng số 190 quốc gia/ nền kinh tế được đánh giá, tăng tới 37 bậc so với xếp hạng năm 2017. Chỉ số Tiếp cận điện năng được Doing Business đánh giá theo các tiêu chí: thủ tục, thời gian và chi phí để kết nối với lưới điện, độ tin cậy cung cấp điện và tính minh bạch của giá điện. Kết quả này đưa Việt Nam chính thức lọt Top 4 ASEAN sớm 2 năm so với mục tiêu Chính phủ đặt ra (năm 2020).

Doing Busines 2019 ghi nhận, xét riêng về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành Điện thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN. Trong đó, thời gian tiếp cận điện năng chỉ còn 31 ngày, giảm tới 15 ngày so với năm 2017 (46 ngày).

Như vậy, thời gian để doanh nghiệp tiếp cận điện năng tại Việt Nam chỉ bằng 1/ 2 thời gian so với mức bình quân các nước khu vực châu Á Thái Bình Dương (65 ngày), hay nhóm các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD (71,2 ngày).

Một điểm sáng nữa khiến chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam thăng hạng, đó là yếu tố về độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện của Việt Nam (đạt 7/8 điểm, tăng 1 điểm so với năm trước). Mức điểm này ngang bằng với các quốc gia có nền kinh tế phát triển như: Singapore, Thụy Sĩ, Đan Mạch và tốt hơn một số quốc gia lớn như: Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil,…

Cũng theo WB, tiếp cận điện năng là chỉ số có sự cải thiện tốt nhất trong 10 chỉ số của nền kinh tế, góp phần duy trì đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.

"Lội ngược dòng" 129 bậc trong 5 năm

Đây là năm thứ 5 liên tiếp chỉ số Tiếp cận điện năng của Việt Nam được cải thiện về vị trí, là nền kinh tế có chỉ số Tiếp cận điện năng cải thiện vị trí nhiều nhất trong khu vực. Việt Nam đã vượt qua Philippine và hiện đứng thứ 4 khu vực ASEAN - tức nằm trong nhóm ASEAN-4. Với quá trình liên tục tiến hành đổi mới, cải cách và kết hợp đồng bộ nhiều giải pháp trong vấn đề Tiếp cận điện năng, Việt Nam đã từng bước cải thiện vượt bậc về xếp hạng qua từng năm trong giai đoạn 2013-2018 với kết quả tăng 129 bậc từ vị trí 156 (năm 2013) lên vị trí 27 (năm 2018).

Theo đánh giá của WB, Chỉ số Tiếp cận điện năng năm 2018 cải thiện 37 bậc là chỉ số có cải thiện tốt nhất trong số 10 chỉ số của nền kinh tế theo đánh giá của Doing Business, góp phần duy trì đánh giá tích cực về môi trường kinh doanh tại Việt Nam. Xét riêng về số thủ tục và thời gian thực hiện của ngành điện thì Việt Nam đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN.

So sánh Việt Nam với các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam chuẩn bị gia nhập cho thấy Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đang ở nhóm 4 nước tốt nhất của các nước tham gia hiệp định CPTPP (chi tiết trong BOX thông tin).

Nếu so sánh Việt Nam với một số quốc gia phát triển cho thấy chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã ngang bằng với các nước có nền kinh tế phát triển như: số thủ tục của Việt Nam là tương đương, thời gian thực hiện của Việt Nam tốt hơn nhiều chỉ còn 31 ngày (so với 46 ngày năm 2018) – nhỏ hơn 1/2 thời gian so với mức bình quân các nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (65 ngày) hay nhóm các nước OECD (71,2 ngày).

Việt Nam vươn lên vị trí 27 trên thế giới về chỉ số tiếp cận điện năng ảnh 1
 

Để góp phần có được kết quả vượt bậc về cải thiện thủ tục cấp điện, cung cấp điện ổn định và minh bạch giá điện như đánh giá của nhóm nghiên cứu Doing Business, thời gian vừa qua EVN đã liên tục quyết liệt triển khai thực hiện hàng loạt các giải pháp về dịch vụ khách hàng như: 100% các dịch vụ cung cấp điện năng của EVN đều đã có thể thực hiện đăng ký trực tuyến tương đương với dịch vụ công cấp độ 3; các thông tin về quy định được đăng tải công khai trên các website về dịch vụ khách hàng, hỏi đáp trực tiếp qua đường dây nóng 24/24h của các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của EVN trên toàn quốc; thanh toán tiền điện qua nhiều hình thức tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng.

Đồng thời với rút ngắn thời gian, đơn giản hóa các hồ sơ thủ tục, EVN đã chú trọng việc áp dụng công nghệ vào để nâng cao chất lượng cung cấp điện, đây là yếu tố quan trọng giúp cho chỉ số tiếp cận điện năng được cải thiện rất nhiều trong 2 năm vừa qua.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.