Việt Nam xếp nhóm cuối bảng về môi trường kinh doanh

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Việt Nam vẫn dậm chân ở nhóm những nước cuối cùng nằm trong bảng xếp hạng môi trường kinh doanh, là thông tin được Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) công bố, ngày 29/10.

> Nối dài hành trình chia sẻ
> “Amway One by One” vì nụ cười và hy vọng

Báo cáo thường niên về môi trường kinh doanh của Việt Nam và thế giới 2014 cho thấy, nhiều nước Đông Nam Á có những bước tiến xa trong việc cải thiện môi trường kinh doanh. Việt Nam dù có nhiều nỗ lực cải thiện, nhưng vẫn ở xếp thứ 99 về môi trường kinh doanh (bằng năm 2012), thấp hơn một bậc so với hồi 2011.

Trong 10 tiêu chí đánh giá, có tới 7 chỉ tiêu Việt Nam bị rớt điểm so với năm ngoái; 2 chỉ tiêu tăng là bảo vệ nhà đầu tư và thương mại quốc tế. Riêng lĩnh vực nộp thuế, Việt Nam bị tụt 11 bậc, từ xếp hạng 138 trên tổng số 183 quốc gia trong bảng xếp hạng xuống vị trí 149. Những tiêu chí tối quan trọng với doanh nghiệp như: Tiếp cận điện năng, xử lý doanh nghiệp phá sản là điểm yếu cố hữu tiếp tục được chỉ ra trong báo cáo năm nay. Việt Nam vẫn lần lượt ở các vị trí 156 và vị trí 149.

Riêng lĩnh vực bảo vệ nhà đầu tư của Việt Nam bị xếp hạng thấp nhất trong 10 lĩnh vực khi đứng thứ 157 trong số 189 nước. Ngay lĩnh vực thuế, doanh nghiệp cũng mất tới tổng cộng 872 giờ đồng hồ trong năm để đi đóng thuế, gấp 10 lần so với Singapore. Việc thành lập doanh nghiệp dù đã được giảm xuống còn 10 thủ tục, nhưng vẫn cần tới 34 ngày để hoàn tất mọi thủ tục liên quan.

TS Trần Đình Thiên cho rằng, chừng nào những thủ tục “hành hạ” doanh nghiệp vẫn còn tồn tại, Việt Nam chưa thể cải thiện được môi trường kinh doanh, trong khi đây là việc không khó. Việc doanh nghiệp phải mất trung bình tới 115 ngày để kết nối điện cho sản xuất và mỗi gia đình mất tới 17% thu nhập bình quân để tiêu dùng cho điện, cũng là điều đáng suy ngẫm với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam.

Việt Nam đã có những cải cách quan trọng trong 9 năm qua để cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng vẫn cần làm nhiều hơn nữa để duy trì năng lực cạnh tranh. “Đặc biệt là cần áp dụng những thông lệ quốc tế tốt nhất trong các quy định về hoạt động của doanh nghiệp”, bà Wendy Werner-Giám đốc Chương trình Tư vấn Môi trường Đầu tư khu vực Đông Á - Thái Bình Dương của IFC nhận định.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG