Vietfores bác bỏ cáo buộc thiếu minh bạch của EIA

Vietfores bác bỏ cáo buộc thiếu minh bạch của EIA
TPO - Chiều 31-8, Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Vietfores) tổ chức họp báo, bác bỏ những cáo buộc của Cơ quan điều tra môi trường (EIA, một tổ chức phi chính phủ, có trụ sở ở Anh) khi trong một báo cáo mới đây, EIA có đưa ra nhận định và các số liệu thông tin sai lệch, bóp méo, gây tác động bất lợi cho cá các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

Tại cuộc họp báo, Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch, kiêm Tổng Thư ký Vietfores cho biết, ngày 28-7-2011 EIA đã tổ chức họp báo tại Bangkok (Thái Lan) để công bố báo cáo “Giao lộ thương mại gỗ bất hợp pháp giữa Lào và Việt Nam”. Trong báo cáo này, EIA đã cáo buộc Cty Hợp tác kinh tế của Quân Khu 4 và 5 doanh nghiệp khác của Việt Nam đã mua gỗ bất hợp pháp từ Lào, và sử dụng nguyên liệu này xuất đồ gỗ sang thị trường Mỹ và EU.

Về những phương pháp và quy trình điều của EIA, lãnh đạo Vietfores cho rằng, là không minh bạch, công khai, không đúng với mục đích tôn chỉ của EIA là minh bạch khoa học. EIA đã cử người giả danh là khách hàng mua gỗ để tiếp cận với một số doanh nghiệp Việt Nam, ghi âm, ghi hình ảnh bí mật, đặt nhiều câu hỏi mờ ám, trong khi người được phỏng vấn không biết rõ mục đích điều tra. Hầu hết các trích dẫn trả lời của một số cá nhân trong báo cáo của EIA không phải là người có trách nhiệm phát ngôn của doanh nghiệp.

Ông Quyền cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ Lào hoàn toàn là gỗ có nguồn gốc hợp pháp. Lượng gỗ đó, được Chính phủ Lào cho phép khai thác theo chỉ tiêu khai thác hàng năm, khai thác tận thu từ giải phóng mặt bằng để xây dựng các công trình hạ tấng.

Gỗ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Lào cấp phép xuất khẩu và chỉ định cty đối tác; gố được đóng dấu búa cơ qun lâm nghiệp, hoành thành các nghĩa vụ về tài chính và thuế theo quy định của Lào. Mặt khác, trước quá trình xuất gỗ sang Việt Nam, các cơ quan chức năng của Lào như thanh tra lâm nghiệp, Hải quan kiểm tra chặt chẽ đảm bảo gỗ có nguồn gốc hợp pháp mới làm thủ tục thông quan. Khi làm thủ tục cho gỗ vào Việt Nam, cơ quan Hải quan Việt Nam tiếp tục kiểm tra, giảm sát, khi đảm bảo gỗ hợp pháp mới cho thông quan, chưa kể, quá trình chu chuyển gỗ nhập khẩu, gỗ luôn được các cơ quan phía Việt Nam giám sát.

Mặt khác, ông Quyền khẳng định: “Gỗ nhập khẩu từ Lào, các doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng để sản xuất các sản phẩm gỗ xuất khẩu sang thị trường Mỹ, EU như cáo buộc của EIA. Những năm gần đây, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khoảng 200-250 nghìn m3 các loại từ Lào, số này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong khoảng 4 triệu m3 mà Việt Nam nhập khẩu”. Theo lãnh đạo Vietfores, gỗ nhập khẩu từ Lào chủ yếu được các doanh nghiệp sản xuất thành các sản phẩm như ván sàn, cửa đi, cửa sổ, cầu tháng, tủ bếp, gỗ xây dựng cho tiêu dùng nội địa.

Ông Trần Đức Sinh, Chủ tịch Vietfores nói: “Gỗ từ nhập từ Lào chủ yếu là gỗ tự nhiên, cứng, kích thước lớn, giá thành nguyên liệu cao, công nghệ sản xuất không phù hợp, không hợp thị thiếu của người tiêu dùng Mỹ, EU, cũng như Nhật Bản. Trong khi đó, các sản phẩm gỗ của Việt Nam vào EU chủ yếu là bàn, ghế ngoài trời, được chế biến từ rừng trồng, có chức chỉ gỗ có nguồn gốc hợp pháp FSC. Ông Sinh cho rằng: “Cáo buộc của EIA thực chất gây ý đồ xấu, làm ảnh hướng đến tín, thương hiệu của ngành chế biến, xuất khẩu gỗ của Việt Nam. Còn về một sức ép nào đó mà EIA làm như vậy, chắc chắn là có, có thể là từ phía đối thủ, nhưng chúng tôi chưa khẳng định điều này”.

Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong cuộc gặp gỡ gần đấy với lãnh đạo Tổng cục môi trường của EU, cũng không hào hứng và ủng hộ phương pháp điều tra, các cáo buộc trong báo cáo của EIA đưa ra. Trong khi đó, ông Hà Công Tuấn, Phó tổng cục trưởng Lâm nghiệp cũng khẳng định, việc xuất nhập khẩu gỗ giữa Việt Nam và Lào đã tuân thủ đúng pháp luật giữa hai nước.

Theo Vietfores, hiện nay Việt Nam xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ sang trên 120 quốc gia trên thế giới. Năm 2010, Việt Nam xuất khẩu được 3,4 tỷ USD, 8 tháng đầu năm 2011 được 2,4 tỷ USD, dự kiến hết năm 2011 khoảng 4 tỷ USD. “Riêng thị trường lớn nhất là Mỹ (1,4 tỷ USD năm 2010), từ khi thực hiện đạo luật Lecy, về truy xuất nguồn gốc, vẫn chưa có lô hàng nào của Việt Nam phải trả. Còn EU, họ cử cử các chuyên gia sang giúp chúng ta làm thế nào để thực thi pháp luật tốt nhất” – ông Quyền nói.

Theo Viết
MỚI - NÓNG