VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài

VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài
TP - Chuyên gia quốc tế nổi tiếng về các vấn đề xã hội, con người Việt Nam, Giáo sư, tiến sĩ Daniele Belanger, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Dân số thuộc ĐH Western Ontario (Canada),  cảnh báo rằng nhiều lao động Việt Nam bị bóc lột, bị lạm dụng khi làm việc ở nước ngoài.
VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài ảnh 1
Đăng ký dự tuyển đi xuất khẩu lao động tại Hà Nội                           Ảnh: TTXVN

Bà Daniele Belanger đã trả lời phỏng vấn Tiền phong sau khi dẫn đầu nhóm nhà khoa học thực hiện cuộc nghiên cứu chuyên sâu về lao động xuất khẩu (LĐXK) Việt Nam.

Theo bà Daniele, LĐ phải vay nợ ở quê nhà để trả khoản phí lớn. Kết cục là nhiều người trong số họ không có đủ tiền để trả nợ bởi vì các khoản phí và tỷ lệ lãi suất quá cao và thậm chí nợ nần càng chồng chất.

VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài ảnh 2 Tất cả chúng ta đều biết rằng các gia đình đang hi sinh bằng việc gửi những người mẹ, người cha ra nước ngoài (làm việc) trong một vài năm. Nỗ lực cần được triển khai ở mọi cấp để cho những sự hi sinh này có thể giúp ích cho các LĐ, gia đình của họ và cộng đồng VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài ảnh 3
Giáo sư Daniele Belanger

Theo cuộc nghiên cứu, nhiều LĐXK của Việt Nam rơi vào tình cảnh nợ nần ngày càng chồng chất, bà có thể cho biết lý do?

Bởi vì nhiều LĐ trở về Việt Nam trước khi hết hạn hợp đồng. Một số LĐ trở về vì các vấn đề gia đình như người thân bị ốm đau hoặc chính họ có vấn đề về sức khoẻ. Tuy nhiên, hầu hết LĐ trở về nước vì điều kiện làm việc nghèo nàn, chủ không trả đủ lương, xung đột với chủ hoặc bởi vì họ là nạn nhân của bọn buôn người.

Những LĐ ở Đài Loan trong vòng 3 năm thường gửi được tiền về quê nhà. Theo thông tin chúng tôi có được từ Cục việc làm Đài Loan, LĐ Việt Nam trung bình ở lại đây 1,4 năm. Điều này có nghĩa nhiều LĐ được tuyển chọn đã trở về nước trước khi kết thúc hợp đồng. Trong năm đầu tiên làm việc, chỉ có LĐ làm việc trong các nhà máy thường làm thêm nhiều thời gian mới thực sự kiếm được tiền. 

Giáo sư cho biết cụ thể hơn về tình trạng nhiều LĐXK của Việt Nam bị đẩy vào “vùng trắng quyền lợi” (no-rights zone) như bà phát biểu gần đây?

Về mặt lý thuyết, cả nước xuất khẩu LĐ lẫn nước tiếp nhận LĐ đều có trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ chế bảo vệ quyền lợi cho LĐXK không có đủ hiệu lực và các quyền lợi của họ rất giới hạn.

Ví dụ ở Đài Loan, LĐXK không có quyền thành lập nghiệp đoàn và bãi công. Tại Việt Nam, những LĐXK phải trở về vì bị lạm dụng hoặc bị lừa đảo có rất ít điều kiện để đòi bồi thường. LĐXK không phải là công dân của nước tiếp nhận LĐ, trong khi nước xuất khẩu LĐ lại có ít trách nhiệm với những người ra làm việc ở nước ngoài.

Theo bà, Việt Nam cần làm gì để chấm dứt tình trạng này và có thể bảo vệ cho tất cả LĐ đang làm việc ở nước ngoài?

Việt Nam đã có luật mới về xuất khẩu LĐ cùng với các quy định khác. Các công cụ luật pháp này cần được thực thi mạnh mẽ, hiệu quả hơn nhằm tăng cường hơn nữa việc bảo vệ cho LĐXK.

Việt Nam có thể ký Hiệp định quốc tế Bảo vệ quyền lợi của LĐXK và các thành viên gia đình của họ. Việt Nam cũng có thể học hỏi kinh nghiệm của Philippines, nước rất tích cực trong việc cải thiện hệ thống bảo vệ cho các LĐ của họ đang làm việc ở nước ngoài.

Xin cảm ơn giáo sư!

Trí Đường
(Thực hiện)

VN cần tăng cường bảo vệ lao động ở nước ngoài ảnh 4
 Giáo sư Daniele từng nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề xã hội, con người Việt Nam. Nhóm nghiên cứu LĐXK của Việt Nam gồm 75 người do bà Daniele đứng đầu bắt đầu tiến hành từ năm 2005 đến nay.

Họ đã phỏng vấn cả những LĐ Việt Nam đã trở về và đang làm việc ở nước ngoài, gặp các nhà môi giới, đại diện Cty xuất khẩu LĐ, quan chức chính quyền…

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
Bản tin Hình sự: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ
TPO - TIN NÓNG ngày 25/4: Phát hiện căn nhà nuôi nhiều phụ nữ mang thai hộ; Tàng trữ 1 viên đạn súng quân dụng bị tuyên phạt 12 tháng tù; Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù; Triệu tập hai đối tượng liên quan vụ hành hung phóng viên; Một cựu chủ tịch xã bị bắt; Lừa đảo cấp chứng chỉ tiếng Anh mang tên tổ chức Cambridge International...