VN là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế

VN là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế
TPO – “VN là một quốc gia biểu tượng cho sự tăng trưởng kinh tế vượt bậc, nhưng con đường mà VN đã đi để đạt được những thành tựu đó cũng ngoạn mục không kém”- Ông Mike Geoghegan, TGĐ tập đoàn HSBC phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn đầu tư VN lần 2 diễn ra tại Hà Nội sáng nay (19/3). 
VN là biểu tượng của sự tăng trưởng kinh tế ảnh 1
Theo đánh giá của đại diện thường trú cao cấp tại VN của IMF, thị trường chứng khoán Việt Nam có phát triển "nóng" trong thời gian gần đây nhưng hiện chưa cần phải siết chặt quản lý thị trường này.

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã tiếp đoàn doanh nghiệp tiêu biểu tham dự Diễn đàn đầu tư Việt Nam lần thứ hai. Tại buổi tiếp, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã trả lời gần 10 câu hỏi về các lĩnh vực được các nhà đầu tư quan tâm.

Theo Tổng GĐ tập đoàn HSBC, tốc độ tăng trưởng ngoạn mục mà Việt Nam đạt được thời gian qua đã khiến cho quốc gia này trở thành một nền kinh tế đáng coi trọng.

Theo ông Mike Geoghegan, việc Chính phủ Việt Nam có kế hoạch cổ phần hóa 550 doanh nghiệp nhà nước trong năm nay là một việc làm hết sức có ý nghĩa giúp thúc đẩy thu hút các nhà đầu tư mới.

Bên cạnh đó việc giảm đóng góp của khu vực nhà nước trong GDP từ mức 40% hiện tại sẽ giúp cải thiện tính hiệu quả của nền kinh tế, cải thiện quá trình quản trị doanh nghiệp và giúp thu hút thêm đầu tư nước ngoài cũng như hỗ trợ các công ty Việt Nam trong quá trình cạnh tranh trên trường quốc tế.

Theo phân tích của vị đại diện HSBC, Việt Nam có lợi thế là có thể học hỏi kinh nghiệm từ các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới. Việc tạo môi trường kinh doanh hấp dẫn, có khả năng tăng trưởng nhanh và bền vững sẽ càng trở nên quan trọng hơn đối với Việt Nam trong tương lai khi sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt hơn.

"Nếu Việt Nam muốn trở thành một con hổ trong tương lai thì trước hết cần phải chiến thắng trong cuộc cạnh tranh để giành vốn, khách hàng và các nguồn nhân lực tài năng khác"- Ông Mike Geoghegan nói.

Chưa cần siết chặt quản lý thị trường chứng khoán tại Việt Nam

Phát biểu tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam sáng nay,  Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng.

Theo ông Ninh, Việt Nam “sẽ duy trì tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nước từ 21% đến 22%, giữ bội chi ngân sách khoảng 3% GDP và kiểm soát nợ Chính phủ và nợ quốc gia dưới mức 5% GDP”.

Trong cuộc trao đổi với chủ đề “Nguồn vốn cho tăng trưởng: Con hổ tương lai của châu Á”, ông II Houng Lee, đại diện thường trú cao cấp tại VN của Quỹ tiền tệ quốc (IMF) cho rằng dù thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang phát triển khá nóng nhưng chưa nguy hiểm đến mức phải đưa ra các thiết chế quản lý quá chặt chẽ từ các cơ quan quản lý nhà nước.

Cũng theo đánh giá của vị đại diện IMF, nhìn chung thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang có xu hướng phát triển khá tích cực. “Trung Quốc là một tấm gương đáng học hỏi. Trung Quốc có điểm gần giống với Việt Nam đó là đóng cửa khá lâu thị trường tài chính. Khi mở cửa thì gặp phải rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy chúng ta cần tìm ra những giải pháp để quản lý, điều hành thị trường cho hợp lý thay vì đóng cửa hoặc đưa ra những cấm đoán”-Ông II Houng Lee nói

Cùng chia sẻ với quan điểm trên, một số đại biểu tham dự Diễn đàn cũng cho rằng cần nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình hết sức nhanh chóng theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp. Việc nền kinh tế tăng trưởng mạnh, đổi mới thành công và trở thành thành viên của WTO đã đánh dấu năm 2006 là một năm đầy ý nghĩa đối với Việt Nam, tạo đà để quốc gia này trở thành con hổ mới của châu Á.

Ngoài chủ đề chính liên quan đến lĩnh vực tài chính, thị trường vốn và các vấn đề ngân hàng, hơn 1.100 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng bàn thảo đến một số lĩnh vực cụ thể như việc cải cách trong lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam; các thể chế tài chính của Việt Nam giúp hoàn thiện công tác quản lý và hoạt động quản lý đến mức độ nào; Cần phải làm những gì để khuyến khích cải cách trong khu vực tài chính, thị trường bất động sản ở Việt Nam; Việc phát triển các thị trường nợ…

Những vấn đề cụ thể như: Việt Nam sẽ trở thành một nền kinh tế nổi bật ở khu vực Đông Nam Á? Đâu là những trở ngại chính của Việt Nam sau khi gia nhập WTO; Mở cửa thị trường và những cơ hội nào cho lĩnh vực tư nhân…cũng được các đại biểu đề cập đến trong các cuộc thảo luận chuyên đề.

VN tiếp tục theo đuổi chính sách tài khóa thận trọng

Theo ông Ninh, Việt Nam “sẽ duy trì tỷ lệ động viên GDP vào ngân sách Nhà nước từ 21% đến 22%, giữ bội chi ngân sách khoảng 3% GDP và kiểm soát nợ Chính phủ và nợ quốc gia dưới mức 5% GDP”.

Về thị trường vốn, ông Ninh cho biết trong những năm gần đây, thị trường vốn của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Đến cuối năm 2006, có gần 200 cổ phiếu được niêm yết, với tổng mức vốn hóa của toàn bộ thị trường lên tới 14 tỷ USD, bằng 22,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và hơn 400 loại trái phiếu, với tổng số dư trên 8 tỷ USD.

Bộ trưởng nhấn mạnh Việt Nam có cơ hội để phát triển thị trường vốn. “Nhu cầu vốn đầu tư phát triển của Việt Nam rất lớn, khoảng 140 tỷ USD trong giai đoạn 2006-2010”, ông nói.

Ông Ninh cho biết trong thời gian tới, Việt Nam sẽ nỗ lực tạo ra một khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ và tăng cường kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước để đảm bảo thị trường phát triển một cách lành mạnh, duy trì và ổn định kinh tế vĩ mô, phòng ngừa khủng hoảng.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.