VN-Index giảm hơn 13 điểm

VN-Index giảm hơn 13 điểm
TPO - Thông tin về việc giá điện sẽ tăng 6,8% từ ngày 1/3/2010 có lẽ đã tác động tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư trong nước, khiến hoạt động bán tháo tăng cao đưa VN-Index giảm mạnh qua vùng 500 điểm.
VN-Index giảm hơn 13 điểm ảnh 1
Thông báo giá xăng và giá điện tăng đã ảnh hưởng tiêu cực lên tâm lý nhà đầu tư

Các lệnh bán với giá thấp được kích hoạt ngay sau giờ mở cửa. Bên bán vì thế cũng không vội vàng mua vào, đã đẩy nhiều cổ phiếu giảm mạnh dưới giá tham chiếu. Kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa, VN-Index mất 5,50 điểm.

Thị trường vẫn không có tiến triển trong đợt khớp lệnh liên tục dù nhà đầu tư nước ngoài vẫn gom mua nhiều, đặc biệt là các blue-chip. VN-Index giảm mạnh thêm gần 7 điểm nữa khi bên bán mạnh tay xả hàng.

Trong đợt giao dịch khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa, nhiều cổ phiếu có yếu tố cơ bản tốt như BVH, STB, KBC, SSI, VSH tiếp tục bị bán mạnh, trong khi nhiều mã vừa và nhỏ được đặt mua với giá khá thấp. Mã MHC (của Công ty cổ phần hàng hải Hà Nội ) chỉ có lệnh mua ở giá sàn. VN-Index không có khả năng đảo chiều và chốt phiên vẫn giảm hơn 13 điểm.

Hàng loạt cổ phiếu trên sàn giảm mạnh hoặc giảm sàn, tiêu biểu như: APC, BBC, BMC, DDM, DHC, CSM, FPC, HDG, HLG, KSH, PGC, VHC…, trong khi một số mã như: ACL, CTG, CYC, IFS, HIS.. chỉ duy trì đà tăng nhẹ.

Trong nhóm cổ phiếu lớn: chỉ có CTG tăng nhẹ 100đ, lên 30.000đVCB đứng giá tham chiếu 45.200đ, các mã còn lại như EIB, KBC, FPT, HAG, REE, SSI, STB đều giảm ít nhất là 400đ.

Sàn HOSE chỉ có  4 mã tăng trần là CNT (của Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh vật tư), DQC (của công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang), DXV (của Công ty cổ phần Xi măng Vật liệu xây dựng Xây lắp Đà Nẵng) và VPL (của Công ty Cổ phần Du lịch Vinpearlland). Riêng mã DQC còn dư mua  ở mức trần hơn 135 nghìn cổ phần.

Mã HLA (của Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu) hôm nay bị bán mạnh. Chốt phiên mã này giảm về gần mức sàn còn 22.300đ/cổ phần và đứng đầu sàn HOSE về khối lượng giao dịch với số cổ phiếu chuyển nhượng thành công là hơn 1,3 triệu đơn vị. Mã STB và VMFVF1 đứng thứ hai với khối lượng giao dịch đạt trên 1 triệu đơn vị mỗi mã.

Toàn sàn HOSE chỉ  có 15 mã tăng trong khi có 184 mã giảm và 14 mã đứng giá tham chiếu. Trung bình cứ một mã tăng thì có hơn 12 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt trên 27 triệu đơn vị, trị giá hơn 1,1 nghìn tỷ đồng. Chỉ số VN-Index giảm mạnh 13,73 điểm, còn 496,29 điểm.

Trên sàn giao dịch Hà  Nội, tình hình cũng diễn ra tương tự như trên sàn giao dịch thành phố Hồ Chí Minh. Sắc đỏ bao trùm do phần lớn các cổ phiếu đều mất giá. 

Nhóm blue-chip không có  mã nào tăng hay đứng giá. Tiêu biểu như ACB giảm 600đ, còn 35.700đ, SHB cũng giảm 600đ, còn 21.700đ, VCG giảm 1.800đ, còn 48.600đ, KLS giảm 1.000đ, còn 32.700đ…

Hai cổ phiếu có  dư mua cao và tăng trần vào cuối phiên là BXH (của Công ty cổ phần Bao bì xi măng Hải Phòng) và NBC (của Công Ty Cổ Phần Than Núi Béo).

Toàn sàn HNX có 28 mã tăng, 195 mã giảm và 43 mã đứng giá tham chiếu. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt hơn 10 triệu đơn vị, trị giá hơn 329 tỷ đồng. Chỉ số HNX-Index giảm 4,04 điểm, còn 161,56 điểm.

MỚI - NÓNG
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.