Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc hết hiệu lực, ngư dân lưu ý gì?

Bộ NN&PTNT lưu ý, Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực, ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.
Bộ NN&PTNT lưu ý, Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực, ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.
TPO - Bộ NN&PTNT lưu ý, Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực, ngư dân không vượt sang vùng biển phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ để khai thác hải sản. Nếu có sự vụ đột xuất với tàu cá và ngư dân, cần thông tin về đường dây nóng của Cục Kiểm ngư (điện thoại 024-62737323).

Theo thông tin từ Tổng cục Thuỷ sản, hiện Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực. 

Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 4829/BNN-TCTS gửi UBND các tỉnh, thành phố ven biển về việc quản lý hoạt động khai thác của tàu cá trong vịnh Bắc Bộ về vấn đề trên.

Cụ thể, Hiệp định Hợp tác Nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Hoa (Hiệp định) được ký kết ngày 25/12/2000, có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2004 đến ngày 30/6/2019. Trong năm 2019, được sự đồng ý của Chính phủ hai nước, Hiệp định được gia hạn hiệu lực thêm 1 năm đến ngày 30/6/2020.

Đến nay, sau ngày 30/6/2020, Hiệp định Hợp tác Nghề cá trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn toàn hết hiệu lực. 

Do vậy, để đảm bảo hoạt động khai thác hải sản của ngư dân trong vùng biển vịnh Bắc Bộ được diễn ra bình thường trong thời gian hai nước tổ chức đàm phán xác định các nội dung hợp tác tiếp theo, Bộ NN&PTNT đã thông báo và đề nghị các địa phương ven biển chỉ đạo cơ quan chức năng triển khai ngay việc thông báo cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác hải sản trên biển biết tình hình.

Cục thể là Hiệp định Hợp tác Nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc đã hết hiệu lực hoàn toàn, cùng đó, vùng đánh cá chung và vùng đệm cho tàu cá nhỏ được thiết lập theo quy định của Hiệp định cũng hết hiệu lực.

Cơ quan chức năng hai nước sẽ quản lý hoạt động của tàu cá trong vịnh Bắc Bộ theo đường phân định vịnh Bắc Bộ được quy định tại Điều 2 Hiệp định giữa Việt Nam và Trung Quốc về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

Đồng thời, Bộ chỉ đạo các địa phương hướng dẫn ngư dân tiếp tục bám biển sản xuất bình thường trong phạm vi vùng biển của Việt Nam.

Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc hết hiệu lực, ngư dân lưu ý gì? ảnh 1 Sơ đồ vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ từ ngày 30/6/2020 (Nguồn: Tổng cục Thuỷ sản)

Ngư dân cần tổ chức thành đoàn, đội khi đi sản xuất để hỗ trợ nhau trên biển; kịp thời thông báo và báo cáo cho cơ quan chức năng về các hành vi vi phạm của tàu cá nước ngoài trong vùng biển của Việt Nam hoạt động kiểm soát, thu giữ tài sản, bắt giữ người và tàu cá của lực lượng thực thi pháp luật trên biển nước ngoài.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị cơ quan chức năng trung ương và địa phương tăng cường giám sát hoạt động của tàu cá trên biển, đặc biệt là các tỉnh, thành phố ven biển vịnh Bắc Bộ.

Đặc biệt, cần tuyên truyền, nhắc nhở ngư dân hoạt động theo sơ đồ vùng biển trong vịnh Bắc Bộ, không vượt sang vùng biển phía Đông đường phân định vịnh Bắc Bộ để khai thác hải sản. Cùng đó, cần kịp thời thông báo các vụ việc đột xuất phát sinh trên biển đối với tàu cá và ngư dân về đường dây nóng 24/24 của Cục Kiểm ngư, số điện thoại 024-62737323.

Liên quan đến thông tin hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc ở đảo Hải Nam đã tràn xuống khu vực biển Đông sau khi cái gọi “Quy chế cấm đánh bắt cá trên Biển Đông” (do Trung Quốc đơn phương ban hành thực hiện từ 1/5 đến 16/8/2020) hết hiệu lực, một lãnh đạo Cục Kiểm ngư (Tổng cục Thuỷ sản, Bộ NN&PTNT) cho biết, việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá với những khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông là không có giá trị.

Trung Quốc bắt đầu đơn phương áp đặt cái gọi là lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông từ năm 1999, bất chấp sự phản đối mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

Vùng đánh cá chung vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam-Trung Quốc hết hiệu lực, ngư dân lưu ý gì? ảnh 2 Lực lượng Biên phòng Việt Nam đã phối hợp xử lý tàu cá Trung Quốc vi phạm trên vùng biển Việt Nam ngày 28/8/2020

Lãnh đạo Cục Kiểm ngư cũng khẳng định, lực lượng kiểm ngư cùng các lực lượng thực thi pháp luật khác của Việt Nam tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thực thi pháp luật về thủy sản và hỗ trợ, bảo vệ ngư dân khai thác hợp pháp trên các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Đồng thời sẽ kiên quyết tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển.

Gần đây, Bộ đội biên phòng Quảng Trị cùng các lực lượng kiểm ngư, cảnh sát biển …đã phát hiện, xử phạt và đẩy đuổi những tàu cá của Trung Quốc hoạt động trái phép trên vùng biển Việt Nam (gần đảo Cồn Cỏ), như: Ngày 25/8 là tàu số hiệu 05086 (trên tàu có 4 người Trung Quốc) và ngày 28/8 là tàu số hiệu 12328 (trên tàu cũng có 4 người Trung Quốc).

MỚI - NÓNG
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
Công an Phú Yên dồn toàn lực đảm bảo an toàn cho Tiền Phong Marathon 2024
TPO - Trao đổi với PV báo Tiền Phong, Đại tá Nguyễn Khoẻ - Phó Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên, cho biết: "Tất cả các lực lượng Công an tỉnh Phú Yên đã sẵn sàng làm nhiệm vụ nhằm đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ an toàn cho các du khách đến địa phương và vận động viên tham gia Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 65 - năm 2024".