WB dự báo kinh tế Việt Nam: Lo xấu đi vì thâm hụt ngân sách kéo dài

Chậm tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Như Ý.
Chậm tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu sẽ ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Việt Nam. Ảnh: Như Ý.
TP - Theo Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á, Thái Bình Dương và Việt Nam, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 11/4, cho thấy: Nợ công tăng, thâm hụt ngân sách kéo dài trong khi tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu chưa được giải quyết dứt điểm là những vấn đề lớn với kinh tế Việt Nam các năm tới.

Theo dự báo của WB, tăng trưởng GDP năm 2016 của Việt Nam sẽ giảm xuống mức 6,2% thay vì mức tăng trưởng 6,5% như dự báo trước đó. Mức tăng trưởng của Việt Nam năm 2017 và 2018 sẽ tăng nhẹ lên mức 6,3%. Báo cáo cũng cho thấy, các số liệu cho thấy mức độ ổn định và bền vững kinh tế vĩ mô của Việt Nam năm 2016 về cơ bản được duy trì với những dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, tình trạng nợ công tăng nhanh trong khi dự trữ ngoại tệ thấp, và đang có xu thế giảm, đang là lý do gây quan ngại về việc sẽ tác động xấu tới sức khỏe của nền kinh tế.

“Tổng dự trữ ngoại tệ đã giảm xuống mức hai tháng nhập khẩu càng làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương hơn trước các cú sốc từ bên ngoài. Thâm hụt tài khóa đạt 6,5% GDP trong năm 2015 là kết quả của giảm thu và tăng chi đầu tư cơ bản và chi thường xuyên. Ước tính, nợ công và nợ do nhà nước bảo lãnh (theo quy định của Bộ Tài chính) đã đạt mức 62,5% GDP năm 2015, trong khi năm 2014 con số này là 59,6%. Do vậy, các khoản nợ này có thể sẽ nhanh chóng chạm mức nợ trần do luật quy định là 65%. Chính phủ cần đưa ra các biện pháp thích hợp để thực hiện củng cố tình hình tài khóa trung hạn về phía thu hoặc chi”, báo cáo của WB cho biết.

Theo ông Sandeep Mahajan, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam, một trong những vấn đề của nền kinh tế chính là tình trạng thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã kéo dài trong suốt nhiều năm và dự báo tình hình thâm hụt trong trung hạn cũng như vậy. Thâm hụt tài khóa năm 2014 của Việt Nam là 6,2%, năm 2015 là 6,5% và dự báo các năm từ 2016 đến 2018, Việt Nam sẽ tiếp tục thâm hụt ở mức 5,9% đến 5,5%.

Ông Sandeep đánh giá, so với các nước, thâm hụt ngân sách của Việt Nam lớn hơn hầu hết các nước trong khu vực. Đến thời điểm này Việt Nam cần cân nhắc lại chính sách vay nợ của mình. Đồng thời có kế hoạch để giảm thâm hụt ngân sách trong trung hạn. Cùng với đó, vấn đề nữa của kinh tế Việt Nam chính là nợ công đang tiếp tục tăng và sẽ nhanh chóng tiếp cận giới hạn mức trần 65% GDP được Quốc hội thông qua. Vì vậy, Việt Nam cần thực hiện cẩn trọng hơn nữa chính sách tài khóa của mình đồng thời cần có kế hoạch thâm hụt tài khóa trong trung hạn.

“Có thực tế là Việt Nam sẽ sớm hết điều kiện vay vốn ODA của WB do Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình. Các số liệu cho thấy, Việt Nam đã được WB phân bổ 3,7 tỷ USD vốn vay ODA trong 4 năm qua. Việc giảm mức vốn vay ưu đãi này xuống 0% sẽ là vấn đề lớn với Việt Nam. Từ nay đến năm 2017, Việt Nam sẽ phải giải trình với Ủy ban về cho vay vốn của WB và hy vọng sẽ có một giải pháp được đưa ra cho vấn đề này. Nhưng dù thế nào thì Việt Nam cũng đã trở thành một nước có thu nhập trung bình”. 

Ông Sandeep Mahajan

MỚI - NÓNG
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
Ngừng phiên tòa tranh chấp liên quan đến Hoa hậu Lê Hoàng Phương
TPO - Sau khi xuất hiện bằng chứng mới, Hội đồng xét xử quyết định tạm dừng phiên tòa  tranh chấp Hợp đồng quảng bá thương hiệu giữa Ban tổ chức cuộc thi Miss Grand Vietnam 2023 (BTC) và Công ty Cổ phần Bệnh viện Phẫu thuật thẩm mỹ Nam An (Bệnh viện Nam An), trong đó Hoa hậu Lê Hoàng Phương tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.