WB tài trợ 202,4 triệu USD giúp Đà Nẵng phát triển bền vững

WB tài trợ 202,4 triệu USD giúp Đà Nẵng phát triển bền vững
TPO – Sáng 30/4, tại trụ sở UBND TP Đà Nẵng, thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã ký kết “Hiệp định tài trợ Dự án phát triển bền vững TP Đà Nẵng” với Ngân hàng Thế giới (WB).

Dự án được triển khai từ năm 2013 – 2018, với tổng mức đầu tư 272,1 triệu USD, trong đó vốn do WB tài trợ là 202,4 triệu USD, bao gồm 5 hợp phần chính: Cải thiện thoát nước mưa và thoát nước thải; Phát triển hệ thống xe buýt nhanh; Xây dựng hạ tầng giao thông chiến lược đô thị; Hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực; Hoàn thiện một số tiểu dự án chính thuộc Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Bình cho biết: Đà Nẵng được lựa chọn để xây dựng trở thành một trong những đô thị lớn, là Trung tâm KT-XH, VH&DL của miền Trung và cả nước. Theo đó, phương hướng phát triển Đà Nẵng nêu rõ TP Đà Nẵng sẽ phát triển nhanh hơn các địa phương trong vùng và phát triển bền vững. “Chủ trương của Chính phủ và Đà Nẵng sẽ huy động tối đa nguồn lực trong và ngoài nước trong đó có sự hỗ trợ quan trọng của các nhà tài trợ quốc tế” – ông Bình nói. Ngân hàng Thế giới từng hỗ trợ thực hiện hai dự án Thoát nước vệ sinh và Dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên thành phố Đà Nẵng với tổng kinh phí 185 triệu USD.

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, khẳng định: “Dự án sẽ mang lại lợi ích cho khoảng 400 nghìn người dân, trong đó có khoảng 205 nghìn phụ nữ. Hầu hết cư dân TP Đà Nẵng bao gồm người cao tuổi, trẻ em và các cộng đồng dễ bị tổn thương sẽ được hưởng lợi từ hệ thống giao thông công cộng tốt hơn cũng như dịch vụ vệ sinh được cải thiện. Các nhà đầu tư và du khách cũng sẽ là đối tượng được hưởng lợi từ việc cải thiện hạ tầng và dịch vụ đô thị”.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.