Xăng dầu biến động gây sức ép lên giá cả

Xăng dầu biến động gây sức ép lên giá cả
Theo nhận định của Tổ điều hành thị trường trong nước (Bộ Thương mại), trong tháng 5, giá một số loại vật tư hàng hoá tiếp tục tăng giá gây áp lực tăng chi phí đầu vào của nhiều loại sản phẩm.
Xăng dầu biến động gây sức ép lên giá cả ảnh 1
Giá xăng dầu tăng sẽ kéo theo sự tăng giá của nhiều mặt hàng khác

Đặc biệt, nếu điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước sẽ tác động tăng giá nhiều mặt hàng khác. Dự báo, trong tháng 5/2006, chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng khoảng 0,3-0,5%.

Trong tháng 4/2006, yếu tố tăng giá của nhiều loại nguyên nhiên liệu đầu vào đã tác động khá rõ nét khi chỉ số giá tiêu dùng đã tăng 0,2% sau một tháng giảm nhẹ. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 4 tháng đầu năm đã tăng 3% trong đó lương thực và thực phẩm tiếp tục dẫn dầu với mức tăng tương ứng là 4,4 và 4,2%.

Ông Hoàng Thọ Xuân - Vụ trưởng Vụ chính sách thị trường trong nước cho biết, 4 tháng tăng 3% là một biểu hiện đáng lo ngại. Nhưng Chính phủ sẽ chỉ đạo chặt chẽ việc điều hành thị trường trong nước, cung cầu các mặt hàng quan trọng luôn được đảm bảo, cố gắng kìm giữ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả năm dưới hoặc chỉ bằng tốc độ tăng trưởng GDP.

Nhóm hàng hoá có sự biến động nhiều nhất là lương thực - thực phẩm dự kiến sẽ có sự ổn định trong tháng 5. Nguồn cung lương thực hiện khá dồi dào do Đồng bằng sông Cửu Long vừa thu hoạch vụ đông xuân. Với nguồn cung dồi dào trong tháng 4, giá gạo xuất khẩu và trong nước có xu hướng giảm.

Bước vào mùa hè, nhu cầu thực phẩm sẽ có chiều hướng giảm, giá thực phẩm cũng sẽ ổn định. Các yếu tố gây tăng giá đột biến trong thời gian qua như: dịch cúm gia cầm, nguồn cung khan hiếm đã được khắc phục. Bên cạnh đó, giá rau quả sẽ không biến động mạnh, nguồn cung rau vụ đông giảm khi vào cuối vụ nhưng các sản phẩm vụ hè đã bắt đầu xuất hiện nhiều trên thị trường.

Mặt hàng diễn biến phức tạp đang được quan tâm điều chỉnh là đường kính. Hiện nay, tình hình khá bất lợi cho công tác điều hành giá đường. Giá đường trên thế giới vẫn đang ở mức cao khoảng 480,8 USD/tấn và đang có xu hướng tăng. Ở trong nước đã có 22 nhà máy ngừng sản xuất, 15 nhà máy đang sản xuất nhưng cũng đã vào cuối vụ. Dự kiến kết thúc niên vụ đường năm nay, cả nước sẽ sản xuất được 764 ngàn tấn đường. Cả năm, sẽ thiếu hụt khoảng 250-300 ngàn tấn đường.

Nhu cầu tiêu thụ đường cao, nguồn cung thiếu hụt đã khiến giá đường trong nước tăng cao, tình hình nhập lậu đường diễn biến phức tạp. Hiện Bộ Thương mại và Bộ NN &PTNT đã triển khai kế hoạch nhập khẩu đường. Nhưng do giá thế giới cũng khá cao nên tiến độ nhập khẩu không đáp ứng được yêu cầu. Giá đường sẽ còn tăng nhẹ khi bắt đầu vào hè.

Theo Vietnamnet

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.