Xăng dầu tăng giá: Không được “vin cớ” trục lợi

Xăng dầu tăng giá: Không được “vin cớ” trục lợi
Có thể nói, quyết định điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu vào 18 giờ hôm qua (17/8) không làm bất ngờ cả giới kinh doanh lẫn người tiêu dùng. Nhưng việc tăng giá vẫn khiến người tiêu dùng lo lắng.
Xăng dầu tăng giá: Không được “vin cớ” trục lợi ảnh 1

Duy chỉ giá bán lẻ dầu hoả đối với đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa vẫn tiếp tục được bảo trợ theo mức cũ – 4.900 đ/lít, còn lại đều tăng giá.

Lần điều chỉnh tăng giá xăng dầu lần thứ 3 trong năm sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng thế nào đến các ngành sản xuất trong nước?

Kết quả tính toán cho thấy xăng dầu sẽ tác động đến những “chuỗi” mặt hàng sau: ngành than tăng 1,76% chi phí so với giá thành, lợi nhuận sau thuế giảm 75 tỷ đồng, điện tăng 1,08%, giảm lợi nhuận 136 tỷ đồng; xi măng sau 3 lần điều chỉnh thuế làm tăng 5,05% giá thành, lợi nhuận toàn ngành giảm 35 tỷ đ(riêng xi măng Hà Tiên giảm nặng nhất 20 tỷ đồng); thép tăng chi phí 0,3%; đặc biệt vận tải đường bộ ôtô tăng 6% (tính tổng 3 đợt tăng 10%); đánh bắt cá xa bờ tăng 9% chi phí (cả 2 lần tăng trước thành 17%).

Mặc dù thừa nhận là việc tăng giá xăng dầu luôn “huých” rất mạnh đến nền kinh tế nhưng trong lần tăng này Chính phủ vẫn kiên quyết chỉ đạo: giữ nguyên giá 3 mặt hàng than; điện, xi măng.

Thứ trưởng Trần Văn Tá đã thừa nhận: “Đến thời điểm này khả năng giữ chỉ tiêu lạm phát (CPI dưới 6,5%) là khó thành hiện thực. Và nếu đến thời điểm gần cuối năm, mục tiêu này không hoàn thành vì những lý do bất khả kháng thì Chính phủ sẽ báo cáo với Quốc hội”.

Theo Thứ trưởng Bộ Thương mại Phan Thế Ruệ, mức giá hiện nay vẫn thấp  hơn Cămpuchia 3.000 đồng/lít; thấp hơn Lào và Trung Quốc ít nhất 2.000 đồng/lít. Do đó tình hình buôn lậu tại biên giới thời gian tới sẽ vẫn rất căng thẳng, cần có những biện pháp quyết liệt hơn.

MỚI - NÓNG