Xổ số truyền thống thi nhau tố Vietlott làm giảm doanh thu

Toàn cảnh hội nghị
Toàn cảnh hội nghị
TPO - Đại diện một số công ty xổ số truyền thống cho rằng vé số điện toán in sẵn của Vietlott được bán sai địa bàn ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của vé số truyền thống.

Ngày 17/1, Hội đồng Xổ số Kiến thiết (XSKT) khu vực miền Nam tổ chức hội nghị lần 109 tại Sóc Trăng. Lãnh đạo 21 doanh nghiệp xổ số từ Lâm Đồng đến Cà Mau cùng đại diện Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) tham dự. 

Ngoài 21 công ty xổ số truyền thống, từ năm 2014, Vietlott trở thành thành viên 22 của Hội đồng XSKT miền Nam. Hiện doanh nghiệp này đã mở thị trường tại 12 tỉnh thành và đạt doanh thu năm 2016 là 1.597 tỷ đồng. Điều khiến các 21 doanh nghiệp XSKT lo lắng là doanh thu giảm. Cụ thể, doanh thu bình quân của 21 Công ty XSKT giảm 1% trong 6 tháng đầu năm; riêng quý IV/2016 giảm 4,36% so với cùng kỳ 2015. Đại diện Công ty XSKT tỉnh Bạc Liêu, bà Nguyễn Ngọc Thúy còn cho biết doanh thu của đơn vị giảm đến 5% trong quý IV/2016.

Theo đại diện một số công ty xổ số truyền thống, nguyên nhân doanh thu XSKT giảm là do.... Vietlott. Cụ thể là vé số điện toán do Vietlott phát hành được bán tràn lan ở những địa phương mà đơn vị chưa gắn thiết bị đầu cuối. Tại Bạc Liêu, bà Thúy cho biết, nhiều bàn và người bán dạo vé số truyền thống đều có bán vé điện toán được in sẵn.

“Có lãnh đạo Vietlott ở đây, tôi xin hỏi các anh đã chấn chỉnh chuyện vé điện toán bán tràn lan như thế nào và có đi đến tận các địa phương để kiểm tra hay chưa. Vietlott đổ lỗi cho đại lý là khó thuyết phục?”- bà Thúy đặt vấn đề.

Bà Thúy cũng cho rằng: “Vé số truyền thống một tuần mỗi công ty chỉ phát hành một kỳ (trừ TP.HCM), còn Vietlott đến 3 kỳ một tuần là không hợp lý. Vietlott phát hành cả nước còn chúng tôi chỉ phát hành trong khu vực. Giải đặc biệt của vé truyền thống chỉ 1,5-2 tỷ đồng nhưng Vietlott khởi điểm là 12 tỷ đồng. Cơ cấu giải thưởng chiếm 55% doanh số phát hành còn vé truyền thống chỉ 50% là thiếu công bằng”.

Ông Lưu Hoàng Tân-Giám đốc Công ty XSKT tỉnh Đồng Tháp, cho rằng vé điện toán in sẵn của Vietlott được bán sai địa bàn ngày càng tăng, làm ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ của vé truyền thống.

“Vietlott nói vé điện toán bán sai địa bàn là do người dân mua về. Người dân mua nhưng tại sao vé được in lúc 24h. Không ai đi mua vé số lúc nửa đêm và mua một lần cả nghìn vé thì cần phải xem lại”-ông Tân bức xúc.

Xổ số truyền thống thi nhau tố Vietlott làm giảm doanh thu ảnh 1

"Không ai đi mua vé số (điện toán-PV) lúc nửa đêm và mua một lần cả nghìn vé thì cần phải xem lại”- ông Lưu Hoàng Tân-Giám đốc Công ty XSKT tỉnh Đồng Tháp bức xúc.

Không riêng người đại diện hai Công ty XSKT kể trên, đại diện các doanh nghiệp XSKT phía Nam đều cho rằng, Vietlott đã có một số hoạt động không đúng quy định, gây khó khăn và làm ảnh hưởng đến thị trường vé số truyền thống tại khu vực này. Cụ thể, vé số điện toán được in sẵn bán tràn lan ở nhiều tỉnh chưa triển khai thiết bị đầu cuối đã làm thất thu cho ngân sách địa phương. Điều này được cho là vi phạm quy định về nguyên tắc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước và xác định doanh thu thực tế phát sinh theo từng địa bàn được nêu trong Thông tư 01/2014 của Bộ Tài chính.

Hơn nữa, đại lý của Vietlott in sẵn vé điện toán để đưa đi bán dạo là không đúng với loại hình vé số tự chọn. Hành vi trên đã làm mất quyền lựa chọn của người mua vé và không khác vé số truyền thống. Điều này vi phạm nội dung, phương thức phân phối và địa bàn phát hành vé số tự chọn quy định tại Điều 9 và 10 của Thông tư 136/2013 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hoạt động kinh doanh xổ số tự chọn.

Bên cạnh đó, giá bán số điện toán tại các tỉnh chưa có thiết bị đầu cuối cao hơn mệnh giá in trên vé 1.000-2.000 đồng/vé, gây bức xúc, thiệt thòi cho đại lý và người bán vé số truyền thống.

MỚI - NÓNG
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
Hà Nội: Một quận có tới 12 trường ngoài công lập
TPO - Ở bậc THPT, Hà Nội hiện có hơn 100 trường tư thục. Trong đó, Quận Nam Từ Liêm có số lượng nhiều nhất với 12 trường. Mức học phí các trường từ 1,8 triệu đồng/ tháng đến gần 600 triệu đồng/ năm. Tuy nhiên, năm học 2024-2025, chỉ có 9 trường được Sở GD&ĐT Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10.