Xử lý nước sinh hoạt sau bão, lũ ở miền Trung để hạn chế dịch bệnh

Hàng trăm nghìn hộ dân ở miền Trung gặp khó khăn về nước sinh hoạt sau bão lũ
Hàng trăm nghìn hộ dân ở miền Trung gặp khó khăn về nước sinh hoạt sau bão lũ
Các địa phương miền Trung chịu ảnh hưởng bão, lũ lớn thời gian qua đang khẩn trương huy động các nguồn lực để khắc phục, tái thiết cấp nước phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, đặc biệt là công tác hướng dẫn người dân xử lý nước sinh hoạt để hạn chế các loại dịch bệnh.

Theo Tổng cục Thuỷ lợi (Bộ NN&PTNT), bão, lũ từ tháng 10 đến nay ở các tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân khu vực này.

 Báo cáo của các địa phương cho thấy, có gần 148.300 hộ dân gặp khó khăn về nước sinh hoạt do lũ, lụt, trong đó 69.800 hộ từ công trình cấp nước tập trung, 79.460 hộ từ công trình cấp nước hộ gia đình.

 Về cơ bản các hộ dân sử dụng cấp nước hộ gia đình đã khắc phụ cấp nước trở lại, cụ thể từng tỉnh: Nghệ An 17.300 hộ, Hà Tĩnh 44.790, Quảng Bình 43.270 hộ, Quảng Trị 31.950 hộ, Thừa Thiên -Huế 10.000 hộ, Đà Nẵng 300 hộ Quảng Nam 5.580 hộ, Quảng Ngãi: 9.800 hộ, Bình Định 2.170 hộ. Có 307 công trình cấp nước tập trung bị hư hỏng.

 Có 307 công trình cấp nước tập trung bị hư hỏng, trong đó khu vực bị nặng nhất là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An, Quảng Ngãi.

 Sau bão lũ, những khu vực chịu ảnh hưởng loại thiên tai này thường nguồn nước thường bị bẩn, ô nhiễm do các chất thải từ cống rãnh, bùn đất, xác động vật chết… lẫn vào nước nước sông, suối, ao hồ.

Tại các khu vực bị ngập nước, các nguồn nước, công trình cấp, thoát nước, công trình vệ sinh bị phá hủy khiến tình trạng thiếu nước sạch sinh hoạt càng trở nên nghiêm trọng.

 Nguồn nước nhiễm bẩn khiến vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có điều kiện sinh sôi, phát, dẫn đến lan truyền mầm bệnh. Các bệnh dễ mắc phải như bệnh về da (mẩn ngứa, mụn nhọt, nấm chân tay, nước ăn chân, ghẻ lở, viêm da, viêm nang lông…), các bệnh về đường ruột và đường tiêu hóa (tiêu chảy, tả, thương hàn), các bệnh về mắt (đau mắt đỏ, mắt hột), bệnh phụ khoa do tắm nước bẩn…

 Mới đây, Cục Quản lý môi trường Y tế đã tổ chức khóa tập huấn về xử lí nước sạch, xử lí môi trường trong thiên tai bão lũ, với sự tham dự của đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật/Trung tâm Y tế Dự phòng của 25 tỉnh, thành phố nhằm hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt, hướng dẫn lập kế hoạch tuyến tỉnh ứng phó với với bão lũ, thiên tai.

Xử lý nước sinh hoạt sau bão, lũ ở miền Trung để hạn chế dịch bệnh ảnh 1 Tập huấn về hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lũ

Theo ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế: Thực hiện quyết định của Lãnh đạo Bộ, Cục Quản lý môi trường y tế đã chủ trì 2 tổ và tham gia 5 tổ công tác hỗ trợ Sở Y tế 7 tỉnh miền Trung theo dõi tình hình vệ sinh môi trường, tăng cường giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của người dân, giám sát chặt chẽ công tác quản lý chất thải trong các cơ sở y tế trên địa bàn.

Các Tổ công tác đã hỗ trợ tăng cường cho 7 tỉnh gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định nhằm đánh giá nguy cơ, tình hình dịch bệnh và khả năng đáp ứng của y tế địa phương.

Kiểm tra, giám sát, hỗ trợ cán bộ y tế và người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường; phòng chống những dịch bệnh phổ biến trong mùa mưa lũ; thu gom, xử lý xác xúc vật chết, tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng và véc tơ gây bệnh tại khu vực bị ngập sau khi nước rút, xử lý các giếng khoan, giếng đào theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Triển khai thau rửa và khử trùng bể chứa, dụng cụ chứa nước ăn uống, sinh hoạt bằng chế phẩm khử khuẩn đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành còn hiệu lực.

Theo ông Nam, Cục Quản lý môi trường y tế nhận thấy công tác hướng dẫn xử lý nước và vệ sinh môi trường trong mùa bão lụt là rất cần thiết và cần được tăng cường năng lực cho cán bộ y tế.

MỚI - NÓNG