Xử lý tình trạng hải sản nhiễm Chloramphenicol

Xử lý tình trạng hải sản nhiễm Chloramphenicol
TP - Kim ngạch xuất khẩu hàng năm sang Nhật Bản chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bính Thuận. Tuy nhiên, nguồn rthu này đang bị đe dọa.
Xử lý tình trạng hải sản nhiễm Chloramphenicol ảnh 1

Tuy nhiên, trong thời gian qua đã có các lô hàng mực xuất khẩu sang nước này của các doanh nghiệp ở Bình Thuận bị trả về vì nhiễm kháng sinh Chloramphenicol; gây thiệt hại kinh tế rất lớn vì giá trị mỗi container mực hơn 2,5 tỷ đồng.

Ngoài ra còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, chế biến và xuất khẩu: Doanh nghiệp không dám bán hàng dù tồn hàng trong kho; công nhân không có việc làm vì doanh nghiệp chỉ hoạt động 50% công suất hay tạm ngừng hoạt động và hàng loạt tác động dây chuyền khác.

Trước nguy cơ Nhật Bản kiểm tra 100% lô hàng mực và diễn biến xấu là Nhật Bản cấm nhập khẩu mực từ Việt Nam, cũng như các thị trường khác sẽ tăng cường kiểm tra dư lượng Chloramphenicol và kháng sinh cấm sử dụng khác trong hàng thủy sản theo phản ứng dây chuyền, tỉnh Bình Thuận đã có nhiều động thái kiên quyết ngăn chặn từ khâu đánh bắt, bảo quản, sơ chế, chế biến thủy sản nhất là mặt hàng mực các loại:

Theo ông Nguyễn Hoàng Thái Vinh - Chi cục trưởng quản lý thủy sản Bình Thuận, Chloramphenicol sử dụng tại Bình Thuận được mua ở chợ Kim Biên (TPHCM ) còn gọi là “bột siêu đắng” có màu hơi vàng, không nhãn mác, có xuất xứ từ Trung Quốc.

Đối với tàu đánh cá phải sử dụng nước đá an toàn vệ sinh để bảo quản và sử dụng nước sạch để rửa nguyên liệu; tuyệt đối không sử dụng hóa  chất độc hại, kháng sinh cấm hoặc chất không có nhãn mác, không rõ thành phần để bảo quản, xử lý nguyên liệu.

Đối với cơ sở thu mua, sơ chế, chế biến phải kiên quyết không mua nguyên liệu có chứa tạp chất, hóa chất; tích cực phối hợp với cơ quan chức năng để ngăn ngừa việc sử dụng hóa chất …

Qua các đợt kiểm tra của Sở Thủy sản Bình Thuận cho thấy nguyên nhân nhiễm Chloramphenicol trong sản phẩm mực, bạch tuộc là do sử dụng trực tiếp Chloramphenicol để bảo quản nguyên liệu trên các tàu cá và cơ sở thu mua.

Ngoài ra, nguy cơ lây nhiễm Chloramphenicol từ kem bôi tay của công nhân chế biến để điều trị vết lở loét cũng rất cao; kết quả kiểm nghiệm cho thấy 100% mẫu nước trong các thau tách đầu, lột da mực của công nhân sử dụng kem Cortibiol (trong thành phần có Chloramphenicol ) tối hôm trước, nhưng không đeo găng tay làm việc vào ngày hôm sau đều có Chloramphenicol.

MỚI - NÓNG